Khả năng đồng cảm là một trong những kỹ năng mềm quan trọng mà các bậc cha mẹ có thể dạy cho trẻ từ khi còn rất nhỏ. Việc dạy trẻ cách đồng cảm không chỉ giúp trẻ hiểu và chia sẻ cảm xúc một cách tích cực, mà còn kết nối với những người xung quanh tốt hơn. Bài viết sẽ chia sẻ một số mẹo độc đáo và cụ thể giúp cha mẹ có thể dạy trẻ học cách đồng cảm. 

1. Đồng cảm với những cảm xúc tiêu cực của trẻ

Đồng cảm với những cảm xúc tiêu cực của trẻ

Một trong những phương pháp quan trọng để trẻ học cách đồng cảm là cha mẹ nên chú ý đồng cảm với những cảm xúc tiêu cực của trẻ.

Cha mẹ hãy khích lệ trẻ diễn đạt cảm xúc của mình và để con thể hiện tình cảm của mình một cách thoải mái nhất.

Ví dụ khi trẻ cảm thấy buồn chán vì thất bại trong một công việc, hãy hỏi trẻ cảm thấy thế nào khi không đạt được mục tiêu? Có phải cảm xúc đó làm con buồn không? Con có thể thử lại và cố gắng trong những lần sau. 

2. Không khiến trẻ phải xấu hổ với sự “không đồng cảm”của mình

Không khiến trẻ phải xấu hổ với sự "không đồng cảm"của mình

Một trong những mẹo dạy trẻ đồng cảm quan trọng là không làm cho trẻ cảm thấy xấu hổ khi trẻ không cảm nhận hoặc không hiểu cảm xúc của người khác.

Thay vào đó, cha mẹ hãy hướng dẫn trẻ một cách nhẹ nhàng, giúp trẻ hiểu và học hỏi từ người khác một cách tự nhiên.

Ví dụ nếu trẻ không hiểu tại sao bạn của mình lại buồn, hãy thử khuyến khích trẻ lắng nghe và chia sẻ câu chuyện đó với người bạn của mình.

3. Bật “chế độ” đồng cảm của con qua tính huống hàng ngày

dạy trẻ cách đồng cảm qua tính huống hàng ngày

Cha mẹ có thể dạy trẻ học cách đồng cảm là thông qua các tình huống hàng ngày.

Ví dụ khi con thấy người khác hoặc bạn bè của mình gặp khó khăn, hãy khuyến khích trẻ chủ động nói về cảm xúc của mình. "Con nghĩ họ đang cảm thấy thế nào? Chúng ta có thể thử làm gì để giúp họ cảm thấy tốt hơn không?".

Điều này sẽ giúp con thấu hiểu và chia sẻ cảm xúc của người khác trong cuộc sống hàng ngày.

4. Giúp trẻ khám phá điểm chung với người khác

Giúp trẻ khám phá điểm chung với người khác

Một cách để khuyến khích đồng cảm là giúp trẻ tìm hiểu và khám phá những điểm chung với người khác. Bạn có thể bảo con nói về sở thích, mong muốn và trải nghiệm của đối phương để tìm ra những điểm tương đồng của họ với mình.

Ví dụ khi con thể hiện sự quan tâm đến sở thích của bạn bè hoặc thành viên trong gia đình, hãy khích lệ con hỏi thêm về những điểm chung và tạo cơ hội để cả hai thực hiện những hoạt động cùng nhau. 

Chẳng hạn, nếu cả con và bạn bè đều yêu thích môn thể thao, hãy tổ chức các trò chơi hoặc hoạt động thể thao cùng nhau.

5. Cho con tiếp xúc với những cuộc thảo luận về thành kiến

Cho con tiếp xúc với những cuộc thảo luận về thành kiến

Việc cho con tiếp xúc với những cuộc thảo luận về thành kiến và nhiều chủ đề trong cuộc sống có thể giúp con phát triển khả năng đồng cảm.

Để dạy trẻ cách đồng cảm, cha mẹ hãy khuyến khích để trẻ tham gia vào các cuộc trò chuyện.

Ví dụ, bạn có thể cho con tham gia vào các hoạt động cộng đồng hoặc các sự kiện văn hóa nơi trẻ có thể gặp gỡ và trò chuyện với những người khác tới từ các nền văn hóa khác nhau. Hãy hướng dẫn và gợi ý trẻ hỏi về cuộc sống và trải nghiệm của họ. Đừng quên tạo cơ hội để con thảo luận về cảm xúc và suy nghĩ của mình.

Việc dạy trẻ đồng cảm không chỉ giúp con có thể xây dựng mối kết nối mạnh mẽ với người khác mà còn giúp con hiểu và chia sẻ cảm xúc một cách tích cực. Bài viết đã chia sẻ một số mẹo để các bậc phụ huynh có thể tham khảo để dạy trẻ cách đồng cảm. Chúc cha mẹ có thể tìm được phương pháp dạy trẻ phù hợp để trẻ có thể phát triển một cách tốt nhất.

Xem thêm: Kỹ năng sống cho bé giúp phát triển toàn diện trong tương lai

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *