Vận động tinh là một trong những kỹ năng quan trọng đối với trẻ sơ sinh. Kỹ năng vận động này là tiền đề cần thiết và ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện của bé sau này. Trong bài viết, hãy cùng tìm hiểu về các giai đoạn phát triển ở trẻ sơ sinh từ 0-12 tháng tuổi và một số gợi ý để giúp con tăng cường kỹ năng vận động một cách an toàn.
1. Vận động tinh là gì?
Đây là khả năng mà trẻ sơ sinh có thể thực hiện các chuyển động nhỏ hoặc thực hiện một số động tác liên quan tới các khớp tay.
Ví dụ, trẻ có thể cầm nắm một món đồ, xòe các ngón tay, chạm vào đồ chơi,… Dần dần, trẻ có thể sẽ thực hiện được một số động tác phức tạp hơn.
2. Các giai đoạn phát triển kỹ năng vận động tinh ở trẻ sơ sinh
Cùng tìm hiểu về các giai đoạn phát triển của kỹ năng của bé để đưa ra phương pháp rèn luyện phù hợp nhất cho con yêu nhé!
Giai đoạn 1 (0 – 3 tháng)
Trong giai đoạn này, trẻ sơ sinh phát triển cầm nắm phản xạ. Khi cha mẹ đặt một đồ vật vào lòng bàn tay bé, bé có khả năng tự động cầm chặt theo phản xạ tự nhiên.
Giai đoạn 2 (4 – 6 tháng)
Ở giai đoạn này, trẻ sơ sinh bắt đầu có thể tự chủ động cầm nắm đồ vật. Bé có thể tự tìm các vật xung quanh và cố gắng chạm vào chúng, ví dụ như bé có thể chạm vào gấu bông, chăn, gối,…
Giai đoạn 3 (7 – 9 tháng)
Trẻ sơ sinh trong giai đoạn này đã có khả năng cầm nắm chính xác. Con có thể nhặt các đồ vật nhỏ và điều khiển chúng theo ý muốn của mình.
Ví dụ, bé có thể tự cầm món đồ chơi và xếp chúng một cách cẩn thận, gắp thức ăn, xé giấy,…
Giai đoạn 4 (8 – 12 tháng)
Đây là giai đoạn mà trẻ có thể thực hiện các động tác nâng cao như viết và sử dụng các công cụ.
Bé hoàn toàn có thể tự cầm bút và vẽ những đường nét đơn giản chẳng hạn như viết số, vẽ tranh,… Dựa theo khả năng tư duy của bé và hình ảnh từ môi trường xung quanh.
3. Cách giúp phát triển vận động tinh ở trẻ sơ sinh
Kỹ năng vận động rất quan trọng cho bé. Tuy nhiên, không phải các bậc phụ huynh nào cũng nắm rõ thông tin và đưa ra phương pháp phù hợp. Cùng tham khảo một số gợi ý giúp phát triển kỹ năng vận động này ở trẻ nhé!
Tạo môi trường an toàn
Phụ huynh nên bảo đảm rằng những món đồ có thể gây nguy hiểm cho bé như dao, kéo, bật lửa,… nằm ngoài tầm với của trẻ.
Đồng thời, bạn nên kiểm tra các nơi mà bé thường hay chơi để giúp con yếu tránh bị thương.
Khuyến khích khám phá
Bạn nên tạo nhiều cơ hội cho bé tự do khám phá, chẳng hạn như để bé tiếp xúc với nhiều đồ vật. Điều này sẽ kích thích trí tò mò và khám phá của bé, giúp bé rèn luyện kỹ năng vận động
Đồ chơi phát triển kỹ năng vận động
Một gợi ý khác đó là cha mẹ có thể chọn những món đồ chơi phù hợp và bắt mắt với bé, như quả bóng, búp bê, gấu bông,… để giúp bé rèn kỹ năng cầm nắm và trở nên linh hoạt hơn.
Massage bàn tay
Thực hiện việc massage các ngón tay và lòng bàn tay của bé một cách nhẹ nhàng không chỉ giúp bé rèn kỹ năng cầm nắm mà còn tăng cường tuần hoàn máu cho con.
Kiên nhẫn
Cha mẹ là những người bạn đồng hành của bé trong suốt chặng đường phát triển.
Một số trẻ có thể phát triển nhanh hơn nhưng cũng có một số trẻ phát triển muộn, vì vậy bậc phụ huynh không nên áp lực con mà hãy chỉ bảo con thực hiện một cách nhẹ nhàng và từ từ.
Vận động tinh là kỹ năng quan trọng đối với bé. Hãy cùng tạo môi trường giáo dục an toàn và tràn đầy thương yêu, nơi cha mẹ thấu hiểu nhìn con yêu an tâm phát triển nhé!