Trong quá trình nuôi dạy một đứa trẻ, chắc chắn các vị phụ huynh đã không ít lần nghe được những lời khuyên về việc dạy trẻ tự lập. Nhưng tự lập là gì? Làm sao để dạy trẻ hình thành tính tự lập ngay trong quá trình phát triển của trẻ? Đây là hai trong số nhiều câu hỏi phổ biến nhất về tự lập ở trẻ nhỏ. Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, đừng bỏ qua bài chia sẻ với những thông tin vô cùng hữu ích dưới đây của chúng tôi.

1. Tự lập là gì?

Nếu cha mẹ có ý định dạy trẻ hình thành tính tự lập từ nhỏ, đầu tiên, cha mẹ cần nắm rõ ” Tự lập là gì?”. Hiểu một cách đơn giản, tự lập chính là sự độc lập trong suy nghĩ, hành động.

Thay vì phải dựa dẫm vào người khác, những người có tính tự lập sẽ có thể tự hình thành những suy nghĩ, quyết định và hành động dựa trên sự cân nhắc của chính mình, không chờ đợi sự giúp đỡ đến từ người khác.

Tự lập chính là khả năng tự chủ trong cuộc sống của chính bản thân thông qua bản lĩnh cá nhân, tài năng và suy nghĩ độc lập. 

tự lập là gì

2. Tự lập có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của trẻ?

Để một đứa trẻ nói riêng và một con người nói chung có thể phát triển toàn diện, tự lập chắc chắn phải là một trong những phẩm chất sống quan trọng nhất mà bất kỳ ai cũng nên sở hữu.

Tính tự lập giúp trẻ làm chủ được suy nghĩ và quyết định của bản thân, từ đó dần hình thành nên các đức tính quan trọng khác, như khả năng tự phục vụ và khả năng chịu trách nhiệm cho hành vi của mình.

Hình thành ý thức trách nhiệm với bản thân

Khi đã hình thành tính tự lập, trẻ sẽ có ý thức với trách nhiệm của bản thân hơn, thông qua đó, trẻ sẽ biết cân nhắc toàn diện hơn, biết xây dựng kế hoạch cho riêng mình, tự đưa ra quyết định và hành động để giải quyết vấn đề, vượt qua khó khăn mà mình gặp phải.

Hình thành tính sáng tạo và tư duy

Nếu tìm hiểu sâu hơn, bạn sẽ nhận thấy tính tự lập giúp trẻ phát huy tính sáng tạo và khả năng suy nghĩ, động não hiệu quả trong quá trình giải quyết vấn đề.

Ngoài ra, nhờ tính tự lập, trẻ sẽ dần hình thành khả năng suy nghĩ bao quát, đa chiều hơn về mọi vấn đề trong cuộc sống bằng góc nhìn của chính bản thân mình.

Hình thành kỹ năng mềm

Ngoài ra, khi một đứa trẻ đã hình thành tính tự lập, trẻ sẽ dần có xu hướng tập cho mình các thói quen tốt trong cuộc sống.

Ví dụ như lập kế hoạch, nhìn nhận vấn đề theo nhiều hướng khác nhau để tìm ra hướng giải quyết tối ưu nhất, đồng thời, trong cuộc sống hằng ngày, tính tự lập cũng sẽ thúc đẩy trẻ tự mình hoàn thành các công việc được giao để phụ giúp cha mẹ, tập cho mình suy nghĩ lạc quan hơn để nỗ lực vươn lên dù gặp khó khăn,…

Trở thành người có ích cho xã hội và gia đình

Trở thành người có ích cho xã hội và gia đình

Bên cạnh đó, ý nghĩa của tự lập còn sâu xa hơn thế. Việc hình thành tính tự lập trong cuộc sống sẽ khuyến khích trẻ trở thành một con người có ích cho bản thân, gia đình và xã hội.

Từ đó, trẻ sẽ cố gắng sống có ích hơn để đạt được những mục tiêu mà bản thân đề ra, hơn thế nữa, suy nghĩ tự lập sẽ thúc đẩy trẻ tự mình hành động, không dựa dẫm vào cha mẹ, người thân, tránh tình trạng hình thành tính ăn bám, chỉ biết nhờ vả người khác.

Khi tự lập, trẻ sẽ có thể suy nghĩ chín chắn, cân nhắc đa chiều, làm việc cẩn thận và đem lại kết quả tốt hơn cho công việc của mình. Đây cũng là một trong những yếu tố cần thiết nhất để trẻ trưởng thành toàn diện.

Hơn thế nữa, những đứa trẻ tự lập sẽ hiểu được nhiều điều quan trọng, ví dụ như cha mẹ, người thân hay bất kỳ ai cũng không thể cùng đồng hành với mình đến suốt đời, chính lý do này sẽ thúc đẩy trẻ độc lập trong cả suy nghĩ và hành động để tự đứng vững trên đôi chân của mình.

Tự lập không chỉ đem lại lợi ích cho chính bản thân trẻ, mà có ý nghĩa đối với những người xung quanh, đặc biệt là người thân của trẻ. Khi trẻ hình thành được tính tự lập và tự hoàn thành mọi chuyện cho bản thân mình, cha mẹ cũng như các bậc phụ huynh của trẻ chắc chắn sẽ yên tâm hơn trên bước đường trưởng thành mà trẻ sẽ đi qua.

Vững vàng hơn trong tương lai

Ngoài ra, trẻ tự lập thường có xu hướng trở nên tốt hơn nhờ chính khả năng của mình, điều này khiến cha mẹ giảm bớt sự lo lắng cho con trẻ nếu trẻ không còn được bảo bọc trong vòng tay của cha mẹ nữa.

Nếu không có tính tự lập, trẻ sẽ dần lạc lối và mất đi phương hướng trong cuộc sống nếu không có sự giúp đỡ của người khác, và điều này sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng hơn cho cuộc sống của chính trẻ và người xung quanh trẻ, không chỉ là những thất bại trong học tập hay công việc.

3. Có nên dạy trẻ tự lập từ nhỏ?

có nên dạy trẻ tự lập từ nhỏ

Sau khi đã tìm hiểu về tính tự lập là gì và những giá trị mà tự lập mang lại cho cuộc sống của trẻ, câu hỏi tiếp theo mà nhiều người đặt ra chính là “Có nên dạy trẻ tự lập từ nhỏ?”.

Trên thực tế, không có bất kỳ quy định nào về việc con người phải tự lập ở độ tuổi nào, hay con người nên được tập tính tự lập ở độ tuổi nào. Tính tự lập có thể được hình thành ở mọi độ tuổi, không phân biệt lớn nhỏ.

Trong cuộc sống, người trưởng thành nên có tính tự lập trong cả suy nghĩ và hành động, nhưng không phải tính tự lập chỉ được hình thành khi con người đã trưởng thành. 

Có nhiều nghiên cứu về điều này, tự lập là một trong những phẩm chất quý giá của con người, do đó, khía cạnh tốt đẹp như tự lập nên được hình thành càng sớm càng tốt

Trong quá trình hình thành và phát triển khả năng tự lập của mình, trẻ chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố và nhân tố bên ngoài, đặc biệt là cách nuôi dạy con cái của các bậc phụ huynh. Do đó, nếu muốn trẻ hình thành tính tự lập ngay từ nhỏ, cha mẹ nên chú ý kỹ lưỡng đến những phương pháp mà mình sẽ sử dụng trong quá trình này. 

Nhìn chung, việc hình thành tính tự lập từ nhỏ sẽ giúp trẻ phát triển nhanh chóng và toàn diện hơn trong cả suy nghĩ và hành động của bản thân, từ đó trẻ có thể trở nên chín chắn và mạnh mẽ hơn, đồng thời biết chịu trách nhiệm cho những vấn đề dù là nhỏ nhất.

>>> Xem thêm: Tại sao nên dạy trẻ tự lập sớm từ khi còn nhỏ? Ý nghĩ của tự lập

4. Những kỹ năng sống tự lập cho trẻ

Ý nghĩa của tự lập không chỉ được phản ánh qua lý thuyết hay những lời khuyên mà cha mẹ dạy cho trẻ, mà chúng cần được phát huy giá trị của mình thông qua những kỹ năng sống thực tế mà trẻ hình thành được trong cuộc sống hằng ngày. 

Tính chủ động

Khi nhắc đến tự lập, một trong những kỹ năng quan trọng nhất để hình thành sự tự lập hiệu quả chính là tập tính chủ động.

Từ trước đến nay, vẫn có nhiều gia đình lập thời gian biểu cho con cái, thậm chí là kế hoạch cuộc đời của con với châm ngôn “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”, tuy nhiên, đây là một quan điểm cần thay đổi và điều chỉnh để mang lại lợi ích cho cuộc sống của trẻ và chính người thân của trẻ.

Sự quan tâm của cha mẹ, người thân luôn là yếu tố quan trọng để thúc đẩy trẻ phát triển, nhưng đó không phải là yếu tố duy nhất để trẻ trưởng thành đúng cách

Bên cạnh tác động đến từ người khác, trẻ nhỏ cũng cần có sự chủ động của riêng mình, vì sự chủ động của bản thân chính là chìa khóa chủ chốt để trẻ hình thành suy nghĩ và hành vi tự lập một cách tích cực.

Theo đó, việc chủ động làm bài tập về nhà hoặc phụ giúp việc nhà mà không cần nhắc nhở, nhờ vả chính là biểu hiện của sự tự lập đáng được tuyên dương ở trẻ.

Nhưng mặt khác, điều này không có nghĩa cha mẹ không cần quan tâm hay góp ý, ngược lại, cha mẹ có thể dành thời gian cùng trẻ làm bài tập để đảm bảo sự hiệu quả trong học tập của trẻ, giúp trẻ biết đúng sai và cách sửa lỗi khi cần thiết.

Tính chủ động
trẻ tự đánh răng

Kỹ năng giao tiếp với người lạ

Kỹ năng quan trọng tiếp theo trong hành trình tự lập của trẻ chắc chắn là kỹ năng giao tiếp với người lạ. Từ những bài học đầu tiên về “Tính tự lập là gì?” đến những lần thực hành và áp dụng chúng trong cuộc sống hằng ngày, trẻ sẽ luôn phải gặp gỡ nhiều lạ hơn, và mở rộng vòng tròn quan hệ của mình, không chỉ bao gồm cha mẹ hay người thân.

Từ bạn bè, thầy cô giáo hay đồng nghiệp, đối tác,… trẻ đôi khi sẽ gặp lúng túng trong quá trình giao tiếp, nhưng nếu trẻ hình thành được các kỹ năng giao tiếp như nhìn thẳng vào mắt người khác khi nói chuyện, biết lên tiếng cho quan điểm của mình, lắng nghe và tôn trọng quan điểm của người khác,…

Trẻ sẽ dễ dàng hơn trong quá trình phát triển cách hành xử của mình sao cho phù hợp với từng tính huống khác nhau, từ đó, việc chủ động tự điều chỉnh hành vi để đem lại lợi ích tối ưu nhất cũng là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển công việc, cuộc sống của trẻ. 

Kỹ năng quản lý thời gian

Tính tự lập có thể được phản chiếu qua nhiều khía cạnh khác nhau, và một trong số đó chính là kỹ năng quản lý thời gian mà trẻ cần bổ sung cho cuộc sống của mình càng sớm càng tốt. “Thời gian là vàng bạc”, và những người có khả năng quản lý thời gian hiệu quả chính là những người nắm giữ được một phần chìa khóa của thành công.

Trẻ cần hình thành và phát triển kỹ năng này với sự linh hoạt theo từng tình huống. Lên kế hoạch là một kỹ năng cần thiết có quan hệ mật thiết với khả năng quản lý thời gian của trẻ.

Quản lý thời gian độc lập và lên kế hoạch theo từng thứ tự ưu tiên sẽ giúp trẻ xác định được tầm quan trọng của mỗi vấn đề khác nhau, đồng thời thúc đẩy trẻ chủ động hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu đã đề ra trong khoảng thời gian đã nhắm đến trước đó. Đây là một trong những kỹ năng đem lại nhiều lợi ích nhất cho công việc của trẻ sau này.

5. Những phương pháp dạy trẻ tính tự lập

Như đã đề cập, việc nắm rõ “tính tự lập là gì?” sẽ không mang lại ý nghĩa thực tiễn cho cuộc sống của trẻ, nếu thiếu đi sự đồng hành và dạy dỗ của cha mẹ. Đó cũng là lý do cha mẹ nên tham khảo một số phương pháp dạy trẻ tự lập hiệu quả nhất mà chúng tôi đã liệt kê dưới đây.

Phương pháp dạy trẻ tự lập theo độ tuổi

Theo nhiều nghiên cứu khoa học, trẻ sẽ có xu hướng hình thành các kỹ năng sống khác nhau tùy theo độ tuổi phát triển của mình, và tính tự lập cũng không ngoại lệ. Vì vậy, dạy trẻ tự lập theo độ tuổi luôn là phương pháp được gợi ý nhiều nhất mà cha mẹ nên tham khảo.

Kỹ năng tự lập theo độ tuổi có thể được phản ánh bởi khả năng tự phục vụ của trẻ, dưới sự hướng dẫn của cha mẹ ở giai đoạn đầu.

Ví dụ, khi trẻ được 1 đến 3 tuổi, cha mẹ có thể phát triển tính tự lập của trẻ thông qua việc khuyến khích trẻ tự ăn uống, tự chơi, biết lên tiếng khi đói,… Trong giai đoạn trẻ lớn hơn, từ 4 đến 6 tuổi, cha mẹ có thể theo dõi quá trình tự lập của trẻ trong khía cạnh học tập, vệ sinh cá nhân, phụ giúp việc nhà,…

Những giai đoạn ban đầu sẽ luôn cần đến sự kiên nhẫn của cha mẹ để trẻ biết tự lập đúng cách, vì vậy, thay vì quát mắng hay dùng hành vi bạo lực với trẻ, cha mẹ nên bình tĩnh dạy cho trẻ biết đúng sai và cách sửa đổi phù hợp nhất. 

>>> Xem thêm: Cách dạy trẻ sơ sinh tự lập làm giảm gánh nặng cho mẹ

Phương pháp dạy trẻ tự lập theo đối tượng

Phương pháp này liên quan nhiều đến kỹ năng giao tiếp mà trẻ cần hình thành trong cuộc sống của mình. Thông qua việc giao tiếp với các đối tượng khác nhau, trẻ sẽ học được cách tự lập trong những vấn đề khác nhau liên quan đến đối tượng đó.

Ví dụ, khi giao tiếp với bạn bè, trẻ có thể học được cách phát triển tính tự lập bằng việc chủ động kết bạn, chơi đùa với bạn bè, chủ động dọn dẹp đồ chơi sau khi chơi xong; khi giao tiếp với thầy cô, trẻ sẽ được khuyến khích chủ động làm bài tập, phát biểu ý kiến trong giờ học;…

Có thể thấy, sự tự lập có khả năng được hình thành thông qua nhiều giai đoạn giao tiếp khác nhau trong cuộc sống, và điều cha mẹ cần làm là khuyến khích con trẻ cởi mở hơn, đồng thời tuyên dương trẻ khi học tập được đức tính tốt từ người khác.

phương pháp dạy trẻ tự lập theo độ tuổi

Phương pháp dạy trẻ tự lập của người Nhật

Người Nhật rất quan trọng ý nghĩa của tự lập, đó cũng là lý do họ luôn đặt tiêu chí tự lập lên hàng đầu khi nuôi dạy con trẻ nên người.

Khi còn nhỏ, trẻ em Nhật Bản đã có cơ hội rèn luyện tính tự lập bằng những việc đơn giản nhất như ăn uống, đi vệ sinh, chơi đùa và học tập.

Vì vậy, cha mẹ Nhật Bản đã có thể giúp con em mình hình thành ý thức tự lập rất sớm, điều này giúp trẻ biết mình cần phải làm gì và làm bằng cách nào, sau đó trẻ có thể tự mình thực hiện hành động đó mà không cần đến sự nhắc nhở của cha mẹ hay người lớn.

Bên cạnh đó, trẻ em Nhật Bản còn học được cách phát triển tính tự lập dựa trên lợi ích chung của tập thể. Bắt đầu từ mẫu giáo, người Nhật đã dạy trẻ sự quan trọng của ý thức tập thể và đóng góp của cá nhân dựa trên những mục tiêu chung của tập thể.

Từ đó, trẻ không chỉ rèn luyện được tính tự lập cá nhân mà còn có thể lan tỏa sự yêu thương đối với mọi người xung quanh.

Phương pháp dạy trẻ tự lập bằng câu chuyện

Chắc chắn, bất kỳ cha mẹ nào cũng đã dành thời gian kể những câu chuyện cổ tích cho trẻ khi trẻ còn nhỏ.

Nhưng bên cạnh những câu chuyện cổ tích, các bậc phụ huynh cũng có thể tập cho trẻ hình thành và phát triển tính tự lập của mình thông qua những câu chuyện về đời sống hằng ngày, về những nhân vật có thật mà trẻ có thể nhìn thấy trên sách báo, tivi.

Những tấm gương sáng về sự nghị lực và tính tự lập sẽ là động lực tốt đẹp để thúc đẩy trẻ trở nên tự lập hơn trong cuộc sống của trẻ ngay từ bây giờ. 

Sách dạy con tự lập

Trong quá trình nuôi dạy con trẻ, cha mẹ và các bậc phụ huynh không chỉ nên tham khảo ý kiến, kinh nghiệm từ những người đi trước, mà những đầu sách dạy con tự lập cũng sẽ có ích đối với cả cha mẹ lẫn con trẻ. Dựa trên sự kết hợp của các thông tin khoa học cùng thực tiễn hàng ngày, những đầu sách dạy con tự lập sẽ là nơi đáng tin cậy để cha mẹ tham khảo cho quá trình phát triển của trẻ. 

Hy vọng những thông tin về tự lập là gì và ý nghĩa của tự lập trên đây sẽ hữu ích cho quá trình nuôi dạy con trẻ của bạn.

6 thoughts on “Tự lập là gì? Những phương pháp dạy trẻ tính tự lập

  1. נערות ליווי - israel lady says:

    Greetings! Very helpful advice within this article! It is the little changes that will make the most significant changes. Thanks a lot for sharing!

  2. canada pharmaceuticals online says:

    Hi, this weekend is nice designed for me, since this occasion i am reading this wonderful educational article here at my home.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *