Dạy con tự lập từ sớm luôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất mà cha mẹ cần tập trung trong quá trình nuôi dưỡng con trẻ. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về tự lập và ý nghĩa của tự lập trước khi thực hiện các phương pháp dạy trẻ tự lập. Nếu bạn cũng đang gặp phải thắc mắc tương tự, đừng bỏ qua những thông tin giải đáp mà chúng tôi sẽ cung cấp ngay dưới đây.

1. Tự lập là gì?

Nói một cách dễ hiểu, tự lập chính là khả năng tự chủ suy nghĩ và hành động của bản thân, có thể tự mình đưa ra quyết định và hành vi phù hợp từng tình huống mà không cần phải dựa dẫm vào người khác.

Những người hình thành và phát triển được tính tự lập sẽ có thể tự làm chủ cuộc sống của bản thân thông qua bản lĩnh sống của mình, thay vì chờ đợi người khác giúp đỡ.

dạy trẻ tự lập sớm

2. Ý nghĩa của tự lập là gì?

Có lẽ bất kỳ ai cũng biết tự lập là một đức tính rất quan trọng và cần thiết trong cuộc sống của mỗi cá nhân, nhưng cụ thể thì ý nghĩa mà tự lập mang lại đối với cuộc sống này là gì?

Hình thành suy nghĩ độc lập

Đầu tiên, tính tự lập sẽ giúp mỗi người trong chúng ta tự mình hình thành các suy nghĩ và hành vi sống một cách độc lập, điều này khẳng định mỗi con người là một cá thể riêng biệt và có cuộc sống của riêng mình, không phải một loại “ký sinh trùng” hay một loại “dây leo” nào đó có thể mãi mãi dựa dẫm vào một cá thể khác để tồn tại. Có thể nói, đây là ý nghĩa tổng quát nhất của tự lập.

Tự phục vụ bản thân

Theo đó, khi một đứa trẻ đã thể hiện được tính tự lập của mình, đứa trẻ đó thường sẽ có xu hướng biết tự phục vụ các nhu cầu cơ bản nhất trong cuộc sống, đồng thời dần hình thành nên khả năng chịu trách nhiệm cho lời nói, hành vi của mình.

Ý thức chịu trách nhiệm về bản thân

Điều này cho thấy, tính tự lập giúp chúng ta có ý thức trách nhiệm về bản thân hơn, nhờ đó chúng ta sẽ có khả năng tập thói quen cân nhắc toàn diện hơn khi nhìn vào một vấn đề bất kỳ trong cuộc sống, đồng thời biết đưa ra quyết định dựa trên suy nghĩ của mình để giải quyết vấn đề mà không cần dựa dẫm vào người khác. 

Hình thành khả năng nhìn nhận và xử lý vấn đề

Như đã đề cập, tính tự lập có thể kéo theo sự xuất hiện của những đức tính tốt bên trong chúng ta, đồng thời nó cũng giúp con người xây dựng nhiều thói quen tốt trong cuộc sống hằng ngày. Trước hết chính là khả năng nhìn nhận vấn đề và suy nghĩ đa chiều.

Những người có tính tự lập được hiểu rõ được khả năng của bản thân mình, biết mình đang đứng ở vị trí nào, từ đó có thể tiếp cận vấn đề theo nhiều cách ra sao.

Tính tự lập không khuyến khích con người dựa dẫm và nhờ vả người khác, điều này đòi hỏi chúng ta phải tự có những suy nghĩ cho riêng mình khi gặp vấn đề, và để giải quyết vấn đề một cách triệt để, thói quen tiếp cận và nhìn nhận vấn đề theo nhiều khía cạnh khác nhau cũng sẽ dần được hình thành.

Xây dựng kỹ năng lập kế hoạch và quản lý thời gian hiệu quả

Bên cạnh đó, tự lập cũng có thể giúp chúng ta xây dựng kỹ năng lập kế hoạch và quản lý thời gian hiệu quả, đây là hai trong số những kỹ năng cần thiết nhất trong cuộc sống nói chung và khi đi làm nói riêng. 

ý nghĩa của tự lập là gì

Nếu nói về khía cạnh nhân văn của tự lập để hiểu lợi ích của việc dạy con tự lập từ sớm, chính tự lập sẽ là yếu tố quan trọng khuyến khích một đứa trẻ trưởng thành có ích cho bản thân, gia đình và xã hội hơn.

Tự chủ trong hành động và suy nghĩ

Khi một đứa trẻ nhận thức được tầm quan trọng của tự lập, nó sẽ biết lý do vì sao mỗi người nên tự đứng trên hai bàn chân của mình thay vì ăn bám, dựa dẫm vào cha mẹ từ nhỏ đến lớn.

Từ đó, đứa trẻ ấy sẽ chủ động hơn trong suy nghĩ và hành vi của mình, đồng thời dựa vào khả năng của bản thân, cố gắng hơn để đạt được các mục tiêu đã đề ra.

Yếu tố này sẽ giúp trẻ phát huy được hết khả năng của chính mình và vận dụng chúng trong cuộc sống thực tiễn hằng ngày. Nhờ đó, các đức tính quan trọng khác cũng dần được xây dựng bởi sự ảnh hưởng của tự lập.

Đồng thời, những người có tính tự lập thường sẽ nhận thức rõ cha mẹ, người thân hay bất kỳ ai khác đều không thể bên cạnh mình suốt đời, do đó, cuộc sống của mình có trở nên tốt đẹp hơn hay không chính là nhờ vào khả năng của bản thân mình. Suy nghĩ này sẽ giúp trẻ sống tốt hơn cho chính bản thân của mình, gia đình của mình và xã hội.

3. Tại sao nên dạy trẻ tự lập sớm?

Tính tự lập có thể được hình thành ở bất kỳ giai đoạn nào của cuộc đời, tuy nhiên, vì đây là một đức tính quan trọng có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ, các chuyên gia đều khuyên cha mẹ nên dạy con hình thành tính tự lập càng sớm càng tốt.

Trên thực tế, có nhiều trường hợp đến khi đã trưởng thành mới có thể tự mình xây dựng tính tự lập cho bản thân, xảy ra điều này một phần do sự bảo bọc quá lớn từ chính những người xung quanh.

Dần dần tạo ra tính ỷ lại, dựa dẫm, khiến người đó khó có thể cất tiếng nói riêng từ chính suy nghĩ của mình, đồng thời cũng không có nhiều kỹ năng để làm chủ hành động hay giải quyết vấn đề mà mình gặp phải.

Đối với con

Qua đó có thể thấy, tự lập có thể được hình thành khi đã trưởng thành, nhưng tự lập nên được hình thành sớm hơn, tốt hơn hết là khi trẻ còn nhỏ. 

Khi trẻ nhỏ dần xây dựng và phát triển tính tự lập, bản thân trẻ sẽ có khả năng trưởng thành một cách toàn diện hơn trong tương lai, về cả suy nghĩ và hành động.

Điều này sẽ giúp bản thân trẻ trở nên chín chắn và mạnh mẽ hơn, không dễ dàng bị đánh gục khi gặp vấn đề, khúc mắc trong cuộc sống.

Không chỉ vậy, việc dạy con tự lập sớm cũng là cách mà cha mẹ giúp con hình thành các thói quen có lợi trong sinh hoạt, cuộc sống hằng ngày của trẻ, ví dụ như tự lập trong chuyện ăn uống, tự chủ động trong học tập, biết tự phục vụ các nhu cầu cần thiết của bản thân

Đối với cha mẹ

Việc nuôi dạy con trẻ sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều, cha mẹ không cần tham gia quá nhiều vào cuộc sống của trẻ và trẻ không cần dựa dẫm quá nhiều vào cha mẹ, người thân để đưa ra quyết định trong cuộc sống của mình ở hiện tại cũng như trong tương lai.

Tất nhiên, điều này không có nghĩa trẻ có thể tự chủ mọi việc khi còn nhỏ và không được tham khảo ý kiến cha mẹ trong quá trình ra quyết định.

Đó cũng là lý do cha mẹ nên sát cánh cùng con để giải quyết vấn đề nhanh chóng hơn, nhưng không quên cho con cơ hội để nói lên quan điểm và quyết định của mình.

Nhìn chung, trẻ nhỏ được dạy tính tự lập từ sớm sẽ phát triển toàn diện hơn về cả trí tuệ lẫn cơ thể, từ đó đem lại nhiều lợi ích cho con đường trưởng thành sau này của trẻ. Nếu bạn đang thắc mắc về việc dạy con tự lập từ sớm, hy vọng những thông tin của chúng tôi đã giúp được bạn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *