Những năm đầu đời đánh dấu một mốc quan trọng về quá trình phát triển nhận thức của trẻ sơ sinh. Trong thời gian này, trẻ bắt đầu tích cực khám phá và học cách tương tác với thế giới xung quanh. Quá trình này được chia thành nhiều giai đoạn khác nhau mà cha mẹ cần lưu ý. Cùng tìm hiểu về hành trình phát triển về nhận thức của bé và tham khảo một số gợi ý phù hợp để bé có thể phát triển một cách nhanh chóng trong bài viết nhé!

Các mốc phát triển nhận thức và phản xạ ở trẻ sơ sinh

Các mốc phát triển nhận thức và phản xạ ở trẻ sơ sinh

Dưới đây là các mốc quan trọng mà trẻ phát triển về nhận thức và phản xạ mà cha mẹ nên quan tâm:

Từ 0 – 3 tháng

Đây là giai đoạn bé bắt đầu khám phá và phản ứng với thế giới xung quanh.

Bé có thể lắng nghe và phản ứng với tiếng nói của cha mẹ, sau đó bé sẽ tạo ra những phản xạ cơ bản như cười, khóc hoặc nhìn theo người đang tương tác với mình.

Từ 4 – 6 tháng

Giai đoạn từ 4 – 6 tháng, trẻ sơ sinh bắt đầu học được cách thực hiện một số hành động đơn giản như sử dụng tay nắm giữ các đồ vật và lẫy cũng như tiếp tục quá trình tăng cường nhận thức và phản xạ.

Từ 7 – 9 tháng

Bé yêu đã có thể vỗ tay, đập hai món đồ chơi vào với nhau, và phát triển nhiều kỹ năng vận động và phản xạ phức tạp hơn.

Từ 9 – 12 tháng

Giai đoạn từ 9 – 12 tháng là giai đoạn mà trẻ thay đổi nhiều về cảm xúc và thể chất, hình thành một số nhận thức và phản xạ mạnh mẽ.

Các hoạt động giúp phát triển nhận thức ở trẻ sơ sinh

Các hoạt động giúp phát triển nhận thức ở trẻ sơ sinh

Cha mẹ có vai trò quan trọng trong việc khuyến khích và hỗ trợ bé trong quá trình bé trưởng thành. Để giúp con có thể phát triển nhận thức một cách tốt nhất, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

Cho trẻ chơi đồ chơi bắt mắt và thú vị

Việc chọn những đồ chơi màu sắc tươi sáng và bắt mắt sẽ dễ dàng thu hút sự chú ý của trẻ hơn, giúp trẻ tự chủ động tiếp cận với món đồ và tương tác với chúng.

Đặt đồ chơi ở một vị trí cao so với trẻ

Đặt những đồ chơi yêu thích của trẻ ở một vị trí cao hơn so với trẻ (cao hơn ở mức vừa tầm với trẻ) sẽ giúp bé tự chủ động nỗ lực vươn tay chạm vào món đồ chơi đó.

Điều này sẽ giúp trẻ phát triển khả năng cử động và tăng cường phản xạ.

Để trẻ lựa chọn những món đồ chơi được bày xung quanh trẻ

Sắp xếp những đồ chơi yêu thích của trẻ xung quanh trẻ sẽ khuyến khích bé yêu tự đưa ra phản xạ và lựa chọn phù hợp mà không cần cha mẹ can thiệp.

Cùng bé tham gia nói chuyện, hát, và nhảy

Cha mẹ nên dành thời gian hàng ngày để tương tác với trẻ bằng cách nói chuyện với con về sự vật đang diễn ra xung quanh, dạy con ngân nga những giai điệu đơn giản, hoặc dạy bé cách lắc lư người nhẹ nhàng.

Điều này sẽ hỗ trợ con tự tin giao tiếp, thúc đẩy sự phản xạ, và tăng cường thể chất.

Đưa bé đi gặp gỡ mọi người

Bạn cũng nên thử đưa trẻ ra ngoài chơi và gặp gỡ mọi người tại nhiều địa điểm khác nhau. Bé yêu sẽ có cơ hội tiếp xúc với thế giới nhiều hơn, phát triển phản xạ và nhận thức mạnh mẽ.

Bài viết đã đưa ra một số gợi ý về các hoạt động mà cha mẹ có thể cân nhắc và lựa chọn cho con. Quá trình phát triển nhận thức và phản xạ của con có thể cần nhiều thời gian. Do đó, cha mẹ nên kiên nhẫn và đồng hành cùng con trong cả quá trình để đạt hiệu quả nhé!

Xem thêm: Sự phát triển kỹ năng của trẻ sơ sinh