Ngay từ những giai đoạn đầu đời, ba mẹ nên tập trung phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua những hoạt động thường ngày, giúp con được kích thích và làm quen sớm với ngôn ngữ. Dưới đây là những thông tin bạn cần biết nếu muốn phát triển ngôn ngữ và kỹ năng nói cho trẻ một cách toàn diện nhất.
1. Các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ

Các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của mọi đứa trẻ thông thường sẽ diễn ra theo một trình tự giống nhau. Chỉ khác ở chỗ, sẽ có những em bé học hỏi và thành thạo sớm hơn, và những đứa trẻ còn lại cần nhiều thời gian để luyện tập hơn.
- Ở những tháng đầu đời, trẻ em có thể biểu hiện khả năng ngôn ngữ thông qua việc ríu rít, thích thú khi chơi đùa cùng ba mẹ. Bạn có thể giao tiếp, nói chuyện cùng trẻ để chúng có thể sớm được làm quen và nhận biết ngôn ngữ.
- Ở giai đoạn tiếp theo, trẻ đã có thể nói những từ đơn giản như “ba, mẹ, ạ,…” nếu có được sự trợ giúp và khuyến khích hằng ngày của ba mẹ. Bé sẽ dần quen hơn khi sử dụng nhiều và hiểu được ý nghĩa của các từ ngữ thông dụng, giúp cho kỹ năng phát triển ngôn ngữ cho trẻ được phát huy.
- Lớn hơn một chút, trẻ sẽ bập bẹ bắt chước những từ mà người thân xung quanh sử dụng hàng ngày. Việc sao chép từ cũng là một cách hay để trẻ có thêm vốn từ vựng và tiến gần hơn đến những giai đoạn tiếp theo.
2. Ý tưởng khuyến khích trẻ nói chuyện
Có rất nhiều cách hay ho bạn có thể áp dụng để khuyến khích trẻ nói chuyện xoay quanh những hoạt động thường ngày. Dưới đây là các gợi ý của chúng tôi.
Trước khi bé ngủ, bạn có thể đọc sách và kể chuyện, tạo một thói quen lặp lại hàng ngày giúp kích thích sự tò mò, háo hức hơn trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Hoặc bạn có thể trò chuyện với con về những câu chuyện thường ngày trong cuộc sống, kể cho bé nghe về các hoạt động hàng ngày hay giới thiệu cho con về những đồ vật xung quanh nhà.
Trong những giờ vui chơi, bạn có thể giúp con tiếp cận nhiều hơn với ngôn ngữ thông qua các bài hát với giai điệu vui nhộn, con sẽ có thể bắt chước hát theo và hào hứng hơn trong việc tập nói. Bạn cũng nên quan tâm và đáp lại những tiếng bập bẹ như thể đang trò chuyện cùng con, tán thưởng và cổ vũ bé bằng những món quà nhỏ khi con hợp tác.
Ngoài ra, ba mẹ có thể giao tiếp với bé thông qua ánh mắt, nụ cười để tán dương những nỗ lực trò chuyện của con.
3. Lo lắng về khả năng ngôn ngữ của trẻ

Có những em bé khá chậm trễ trong quá trình giao tiếp so với những đứa trẻ cùng trang lứa khiến ba mẹ vô cùng lo lắng.
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến việc chậm nói ở trẻ nhỏ, và một trong số đó chính là sự thiếu quan tâm của ba mẹ dành cho con cái vì công việc bận rộn
Sự chậm trễ trong giao tiếp cũng có thể là dấu hiệu khá điển hình của hội chứng tự kỷ và chậm phát triển. Nhưng hầu hết, còn phụ thuộc nhiều vào tốc độ phát triển ngôn ngữ của từng bé.
Việc quan tâm đến kỹ năng nói giúp thúc đẩy quá trình học giao tiếp của trẻ trở nên hiệu quả, kích thích trí thông minh và khả năng sử dụng ngôn ngữ mạch lạc, rõ ràng hơn. Vậy nên, ba mẹ hãy đặc biệt quan tâm trong vấn đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ để trẻ được phát triển một cách toàn diện nhất.
Xem thêm: Mẹo cải thiện kỹ năng giao tiếp bằng lời nói