Kỹ năng viết tay cho trẻ là một trong những kỹ năng rất cần thiết trong cuộc sống bởi nó gắn liền và liên quan đến nhiều công việc, hoạt động sau này. Chính vì thế, ba mẹ hãy sớm quan tâm và tìm hiểu cách phát triển kỹ năng quan trọng này cho con ngay từ khi còn sớm.
1. Tại sao kỹ năng viết tay lại quan trọng
Viết tay là một trong những kỹ năng quan trọng trẻ cần được làm quen và học tập từ sớm. Kỹ năng viết tay cho trẻ chính là nền móng giúp con có thể tiếp thu kiến thức và trình bày lại vào giấy. Nó còn giúp trẻ ghi nhớ thông tin một cách tốt hơn và biến những ý tưởng, suy nghĩ trở nên thật mạch lạc, rõ ràng.
Không những thế, viết tay còn liên quan đến hầu hết các hoạt động thường ngày trong đời sống, từ lứa tuổi còn đến trường đến lúc trưởng thành.
Khi đang đi học, trẻ phải ghi chép bài giảng, làm bài kiểm tra cũng như nhiều thứ khác bắt buộc cần đến kỹ năng viết tay.
Trong cuộc sống sau này cũng thế, việc viết tay gắn liền với nhiều công việc như viết hồ sơ, viết thiệp, viết và ký các giấy tờ quan trọng,… Không thể phủ nhận sự tiện lợi của máy tính và các chức năng đánh máy, nhưng kỹ năng viết tay vẫn cực kỳ quan trọng và không thể thay thế.
2. Luyện tập kỹ năng viết tay cho trẻ
– Trẻ mới biết đi
Với những đứa trẻ mới biết đi thì việc bắt đầu tập vẽ chính là nền móng cho việc học viết sau này.
Hãy khuyến khích và tạo sự hứng thú cho con bạn đối với việc tập vẽ và cầm bút màu để trẻ sớm làm quen cũng như biết cách cầm bút.
Ba mẹ nên cho con vẽ trên một mặt phẳng như bảng, cổ vũ con mình vẽ những thứ chúng thích, bắt đầu bằng những nét vẽ nguệch ngoạc nhưng đầy sự hào hứng.
– Trẻ mẫu giáo
Khi đã ở độ tuổi mầm non, trẻ nên được làm quen với việc vẽ những hình dạng, đồ vật đơn giản sau đó đến con người.
Hãy tập cho trẻ cách cầm bút màu đúng trên các ngón tay để trẻ sẽ dễ dàng hơn trong việc cầm bút chì. Ba mẹ nên khuyến khích và chỉ cho trẻ cách vẽ từ trái sang phải và cố vẽ cho đến hết dòng.
Bạn có thể nâng cấp độ khó lên sau khi trẻ đã vẽ được các nét và hình dạng cơ bản bằng cách vẽ người hình que, hay vẽ lại những nét chữ cái đơn giản.
– Trẻ ở độ tuổi đi học
Trong những bài học đầu tiên về cách viết tay ở trường, trẻ sẽ được làm quen với bảng chữ cái để nhận biết và ghi nhớ.
Sau đó, chúng sẽ học cách viết các chữ cái đó sao cho tất cả các chữ phải có khoảng cách tương tự nhau, kích thước giống nhau và luôn nằm trên một dòng. Dần dần, các chữ cái sẽ được ghép lại, độ khó ngày càng nâng lên và trẻ có thể hoàn thành những kỹ năng viết tay cơ bản trong suốt 2 năm đầu tiên đến trường.
3. Khó khăn trẻ gặp phải khi viết chữ
Viết tay là một kỹ năng không dễ đòi hỏi sự luyện tập và rèn luyện chăm chỉ. Trong quá trình phát triển kỹ năng viết tay cho trẻ, trẻ có thể sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn cần được bố mẹ, thầy cô giáo quan tâm giúp đỡ và cải thiện.
Con bạn có thể cầm bút sai cách khiến cho việc viết lách gặp nhiều trở ngại hơn như nhanh mỏi tay, đau tay,… và làm chậm quá trình viết chữ.
Hoặc vấn đề thường thấy nhất đó là các chữ cái được viết một cách lộn xộn, không nằm trên cùng một dòng, kích thước không được đồng nhất hay có sự khác nhau trong khoảng cách mỗi chữ.
Có một số đứa trẻ thuận tay trái, khác với số đông nên việc tập viết và chỉ dẫn cũng trở nên khó khăn hơn một chút.
Thay vì chăm chăm nhìn vào những trở ngại và lỗi sai, hãy luôn khuyến khích, động viên để trẻ có thể tự tin hơn trong việc luyện viết tay.
Để quá trình tập viết trở nên suôn sẻ và dễ dàng, bạn nên quan tâm đến việc phát triển kỹ năng viết tay cho trẻ ngay từ sớm.
This is a great post, I really had a great time reading it. Your way of writing is very engaging and your opinions are highly important. Keep it up!
Thank you for your comment. I hope this information is useful to you