Khi vào tuổi dậy thì, đối mặt với môi trường khốc liệt hơn bở sự chê bai, nói xấu, tẩy chay,… và áp lực từ việc học khiến trẻ rất cần những kỹ năng giao tiếp ứng xử để có thể bắt nhịp được cuộc sống mới mẻ của mình. Phát triển kỹ năng giao tiếp và ứng xử khi trẻ vào độ tuổi dậy thì là điều rất thiết yếu và quan trọng với bất kỳ đứa trẻ nào, hãy cùng tham khảo bài viết sau để tìm ra một số phương pháp có thể giúp con bạn phát triển kỹ năng giao tiếp và ứng xử nhé.
Xây dựng tình huống và thực hành thực tiễn
Bạn có thể tạo những tình huống mang tính thực tiễn trong đời sống và hướng dẫn cho con cách đối mặt và giải quyết chúng.
Bạn có thể để con đóng vai một nhân vật trong một câu chuyện để trẻ có thể thấu hiểu và hình thành nên nhiều cách ứng xử khác nhau. Hoặc hãy cho con xem những bức ảnh biểu hiện cảm xúc và cho chúng đoán xem họ đang nghĩ gì, buồn, vui, hay giận dữ, lo lắng.
Điều này có thể giúp trẻ rèn luyện phát triển kỹ năng giao tiếp ứng xử, nhận biết được thái độ người đang giao tiếp với mình đang có tâm trạng gì để tìm ra cách ứng xử phù hợp.
Hãy để cho con được dịp tham gia các hoạt động tập thể vì những hoạt động này là một cách dạy kỹ năng giao tiếp cực kỳ hữu hiệu.
Bằng cách giải quyết những mâu thuẫn của mình trong các hoạt động tập thể, trẻ sẽ học được cách giao tiếp với mọi người xung quanh và hình thành nên kỹ năng giao tiếp ứng xử của chính mình.
Làm gương cho các con
Có câu nói rằng “tất cả tương tác của ta với trẻ nhỏ rồi sẽ kết trái, không chỉ trong hiện tại, mà còn trong con người trưởng thành của đứa trẻ về sau”.
Vậy nên, các bậc phụ huynh hãy chú ý vào các hành động cũng như cách ứng xử của mình, những điều tưởng chừng như đơn thuần ấy đang có ảnh hưởng rất lớn đến tính cách và con đường trưởng thành của trẻ sau này.
Hãy cư xử thật lịch thiệp, “xin lỗi” khi phạm sai lầm, mỗi khi trách lầm con, “cảm ơn” khi con giúp đỡ bạn một việc gì đó, không chỉ từ thời điểm dậy thì, mà hãy tập cho trẻ những điều đó càng sớm càng tốt.
Các bậc phụ huynh cũng cần chú ý và lắng nghe những gì con cái đang giải bày, tâm sự.
Con của bạn sẽ quan sát từ cái gật đầu của bạn, biểu cảm khuôn mặt và hành vi của bạn, nếu các bậc cha mẹ thật sự lắng nghe con cái của mình, kết nối với chúng qua những cuộc trò chuyện, điều đó sẽ giúp con trẻ cảm thấy mình được tôn trọng và tự tin hơn vào chính mình.
Qua đó, trẻ có thể học được kỹ năng giao tiếp ứng xử với mọi người xung quanh.
Sống chậm lại
Hãy sống chậm lại và dành nhiều thời gian cho đứa con của mình nhiều hơn, nó đang rất cần một người lớn ở bên cạnh trong giai đoạn khó khăn này của chúng.
Nếu trẻ không thể cảm nhận được sự quan tâm, chăm sóc và yêu thương của cha mẹ đối với mình, điều đó sẽ gây những tác động xấu đến tinh thần của chúng và ảnh hưởng đến sự phát triển sau này.
Khi bạn đã không giao tiếp với con, làm sao bạn có thể hướng dẫn con những kỹ năng giao tiếp ứng xử trong đời sống hằng ngày?
Khi ta dạy cho trẻ bất kì điều gì, chính ta sẽ trở thành tấm gương để chúng có thể học theo. Vậy nên, hãy luôn kiên nhẫn với con của bạn và cùng giúp chúng rèn luyện tốt kỹ năng giao tiếp ứng xử vô cùng quan trọng trong cuộc sống hằng ngày của chúng.