Giao tiếp là một kỹ năng sống vô cùng quan trọng và cần thiết không chỉ đối với người lớn mà đối với cả trẻ nhỏ. Vì vậy chúng ta cần phải nhìn nhận và phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non ngay từ sớm.
1. Tầm quan trọng của việc phát triển và rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non
Việc rèn luyện và phát triển khả năng giao tiếp, ứng xử cho trẻ mầm non được đánh giá là vô cùng quan trọng và cần được quan tâm đúng cách.
Bởi nếu ngay từ nhỏ trẻ đã có kỹ năng giao tiếp tốt thì đây chính là nền tảng vững chắc cho sự phát triển của trẻ trong tương lai. Trẻ có thể bày tỏ suy nghĩ, ý kiến cũng như tình cảm của mình với bố mẹ, người thân, thầy cô hay bạn bè.
Không những vậy, phát triển giao tiếp cũng giúp trẻ hình thành các kỹ năng khác như biết lắng nghe, làm việc theo nhóm hay tư duy phản biện. Và cuối cùng, với khả năng giao tiếp tốt sẽ giúp trẻ tự tin và chủ động hơn trong mọi việc.
>>> Xem thêm: Tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống
2. Các cách giúp phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non
Sau đây chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn những cách giúp phát triển khả năng giao tiếp cho trẻ mầm non.
Tạo môi trường giao tiếp thân thiện
Việc quan trọng đầu tiên cần quan tâm khi dạy giao tiếp cho trẻ nhỏ chính là tạo cho trẻ một môi trường giao tiếp thân thiện và gần gũi. Trẻ rất cần một môi trường giao tiếp thân thiện để có thể làm quen, học hỏi, luyện tập và thực hành giao tiếp.
Vì vậy cha mẹ và nhà trường cần tạo nên một môi trường năng động, lành mạnh và chủ động khuyến khích trẻ giao tiếp nhiều hơn.
Ngoài ra khi phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ, cha mẹ có thể dẫn trẻ đến nhiều nơi, cho trẻ tham gia nhiều hoạt động như nhảy múa, diễn kịch… để trẻ có nhiều cơ hội giao tiếp với mọi người và tăng khả năng quan sát tình huống.
Trò chuyện và lắng nghe trẻ
Cha mẹ và thầy cô cần dành nhiều thời gian để trò chuyện và lắng nghe trẻ. Bởi ở lứa tuổi mầm non, trẻ thường có nhu cầu cần được trò chuyện và lắng nghe nhiều nhất.
Người lớn có thể bắt đầu giao tiếp với trẻ bằng những câu hỏi đơn giản, từ đó có thể tạo cho trẻ cơ hội phát triển tư duy phản hồi và cách diễn đạt.
Qua việc lắng nghe và trò chuyện, trẻ cũng có thể học được cách bày tỏ, truyền tải thông điệp đến người khác.
Sử dụng đa dạng ngôn ngữ: Ngôn ngữ nói -viết-hình thể, biểu cảm…
Một trong những cách rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non chính là hướng dẫn cho trẻ sử dụng đa dạng các loại ngôn ngữ.
Không chỉ dùng ngôn ngữ lời nói để giao tiếp mà hãy phát triển cả kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể cho trẻ.
Hãy dạy trẻ cách điều chỉnh ánh mắt, nụ cười, biểu cảm gương mặt hay thể hiện sự đồng tình bằng cách gật đầu, mỉm cười với người nói.
Giao tiếp với nhiều đối tượng khác nhau
Và hãy tạo cơ hội cho trẻ gặp gỡ và giao tiếp với nhiều đối tượng khác nhau để trẻ có thể tự tin và dạn dĩ hơn trong việc giao tiếp, trò chuyện.
Việc giao tiếp với nhiều người có thể giúp trẻ làm quen với môi trường giao tiếp và tăng khả năng quan sát tình huống.
Vì vậy hãy chú trọng việc phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non ngay từ đầu để có thể hình thành nền tảng cho sự phát triển trong tương lai. Hãy tham khảo những cách rèn luyện giao tiếp chúng tôi chia sẻ nhé!