Giai đoạn sơ sinh là “thời điểm vàng” để hình thành và phát triển khả năng ngôn ngữ cho trẻ. Học tập và phát triển khả năng này không chỉ giúp con của bạn có thể giao tiếp tốt mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của não bộ sau này của con. Bài viết dưới đây sẽ trình bày tầm quan trọng của việc phát triển năng lực ngôn ngữ cho trẻ và đưa ra một số gợi ý giúp thúc đẩy năng lực này.

1. Vai trò của việc phát triển khả năng ngôn ngữ


Vai trò của việc phát triển khả năng ngôn ngữ

Phát triển ngôn ngữ nói và đọc từ sớm giúp trẻ xây dựng nền tảng vững chắc cho khả năng học tập sau này. Điều này sẽ giúp trẻ có thể diễn đạt ý kiến, cảm xúc và suy nghĩ của mình một cách hiệu quả hơn.

Ngoài ra, trẻ sẽ có thêm có cơ hội nghe và tiếp thu ngôn ngữ đa dạng từ môi trường xung quanh, từ đó phát triển khả năng nói và hiểu ngôn ngữ tốt hơn.

2. Một số cách phát triển khả năng ngôn ngữ cho trẻ

Dưới đây là 6 cách giúp hỗ trợ trẻ trong việc tăng cường khả năng giao tiếp mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo:

Để bé nhìn trực diện khi giao tiếp với bé

Khi bạn giao tiếp với trẻ, hãy nhớ giữ ánh mắt và nhìn trực diện với bé. Điều này giúp bé cảm nhận được sự quan tâm và tạo cảm hứng cho bé tương tác và phản hồi lại những gì bạn làm.

Nói về những gì con và bạn đang làm

Khi bạn và trẻ đang cùng nhau làm một việc gì đó, hãy mô tả những gì đang xảy ra cho trẻ nghe. Ví dụ, khi bạn và con đang nấu ăn, hãy giải thích cho trẻ nghe cách chế biến thức ăn, đồng thời đừng quên đặt câu hỏi cho con và bảo con trả lời.

Điều này sẽ khuyến khích trẻ sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt suy nghĩ và ý kiến của mình.

Kể tên về những thứ bé nhìn hoặc chỉ vào

Một số cách phát triển khả năng ngôn ngữ cho trẻ

Trẻ ở giai đoạn sơ sinh rất hiếu kỳ, sở hữu năng lực ghi nhớ tốt, và có xu hướng bắt chước người lớn. Khi bé chỉ vào một đồ vật, các bậc phụ huynh nên miêu tả chúng và đặt câu hỏi xoay quanh đồ vật đó.

Ví dụ, nếu bé chỉ vào một chiếc xe, bạn có thể hỏi: “Đó là chiếc xe màu gì? và tả chiếc xe đó cho trẻ. Việc miêu tả các sự kiện và hoạt động giúp con của bạn mở rộng vốn từ vựng, phát triển tư duy, và hiểu rõ hơn về thế giới xung quanh.

Sử dụng nhiều ngôn ngữ không lời

Thay vì trình bày qua lời nói, bạn có thể sử dụng hình ảnh để dạy trẻ về màu sắc, các loại động vật, cây cối,…

Ngoài ra, áp dụng các biểu đồ cũng là phương pháp hữu ích để dạy trẻ học cách phân biệt nhiều sự vật khác. Đồng thời, khi bạn nói chuyện với trẻ, hãy kết hợp lời nói và ngôn ngữ hình thể.

Điều này sẽ kích thích não bộ của trẻ tư duy sáng tạo và học được cách diễn tả suy nghĩ của mình.

Đọc sách cho bé

Việc đọc sách cho bé giúp phát triển khả năng nghe hiểu của bé. Trẻ sẽ học được cách lắng nghe và hiểu nội dung câu chuyện thông qua việc nghe bạn giải thích.

Phương pháp này không những giúp bé rèn khả năng tiếp thu thông tin mà còn học cách phản xạ ngôn ngữ hiệu quả.

Lặp lại âm thanh bé phát ra

Khi bé bắt đầu tự tập nói (dù chỉ là những từ đơn giản), các bậc phụ huynh cần lắng nghe và lặp lại âm thanh bé phát ra.

Điều này sẽ khiến bé cảm nhận được sự quan tâm và tương tác từ cha mẹ, khuyến khích trẻ tiếp tục tập nói và rèn luyện khả năng lắng nghe.

3. Tổng kết

Nếu bạn muốn trẻ phát triển năng lực ngôn ngữ tốt hơn, đừng quên áp dụng những phương pháp trên và theo dõi sự tiến bộ của bé.

Ngoài ra, để trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ một cách tối ưu nhất, bạn nên tạo ra môi trường giáo dục tốt để khích lệ trẻ học tập nhé!