Kỹ năng giao tiếp là một trong những yếu tố chính quyết định sự thành công của bạn trong cuộc sống hay công việc. Vậy những yếu tố nào giúp bạn có kỹ năng giao tiếp hiệu quả? Hãy cùng chúng tôi điểm qua những yếu tố quan trọng đó ngay sau đây nhé! 

1. Kỹ năng lắng nghe hiệu quả

Yếu tố đầu tiên giúp kỹ năng giao tiếp hiệu quả hơn mà chúng tôi muốn nhắc đến đó chính là kỹ năng lắng nghe tích cực và hiệu quả.

Vậy như thế nào là lắng nghe hiệu quả? Thật ra, lắng nghe không phải chỉ đơn giản là nghe. Mà lắng nghe là cả quá trình thu nhận thông tin, ghi nhớ, thấu hiểu và xử lý thông tin đó. Vậy nên yếu tố lắng nghe tích cực sẽ giúp bạn cải thiện khả năng giao tiếp tốt hơn.

Thế nhưng, không phải ai cũng giỏi lắng nghe bởi vì hầu hết chúng ta đều muốn nói nhiều hơn trong các cuộc giao tiếp. Bạn hãy thử áp dụng mô hình lắng nghe hiệu quả HURIER dưới đây để có thể cải thiện kỹ năng giao tiếp hiệu quả hơn nhé! 

H – Hearing: Lắng nghe 

Ở đây Hearing không chỉ hiểu là “lắng nghe” mà còn hiểu được ở nghĩa rộng hơn đó chính là thu nhận thông tin. Khi giao tiếp, bạn không chỉ nghe mà còn phải quan sát và cảm nhận.

Bởi trong quá trình giao tiếp không chỉ có lời nói mà còn có cả những dấu hiệu phi ngôn ngữ. Vậy nên bạn cần nghe, nhìn và cảm nhận để có thể thu nhận được nhiều thông tin hơn. 

kỹ năng lắng nghe hiệu quả

U – Understanding: Thấu hiểu

Tiếp theo, để có thể cải thiện kỹ năng giao tiếp hiệu quả, mô hình HURIER khuyên bạn nên thấu hiểu nhiều hơn.

Quá trình thấu hiểu chính là tập hợp những thông tin mà bạn đã thu thập được để có thể hiểu và nắm rõ những vấn đề của cuộc giao tiếp.

Để chắc chắn, bạn nên kiểm tra lại với đối phương xem mình đã hiểu đúng ý họ hay chưa bằng cách đặt câu hỏi hoặc phản hồi lại. 

R – Remembering: Ghi nhớ

Bước tiếp theo trong mô hình lắng nghe hiệu quả chính là ghi nhớ. Một người có kỹ năng giao tiếp hiệu quả là người có khả năng ghi nhớ tốt những thông tin của cuộc giao tiếp.

Nếu như bạn không thể ghi nhớ thông tin khi giao tiếp thì bạn sẽ gặp khó khăn trong lúc xử lý thông tin và đưa ra phản hồi cho người nói.  

I – Interpreting: Xử lý

Sau khi ghi nhớ xong thì bạn cần xử lý lượng thông tin đó. Đây cũng là yếu tố giúp bạn cải thiện kỹ năng giao tiếp tốt hơn.

Bạn cần xử lý và tư duy xem tại sao người nói lại đưa ra những thông tin đó và mục đích của họ là gì? Khi bạn xử lý xong thì bạn sẽ có thể tìm ra phương hướng phản hồi thích hợp.  

E – Evaluating: Đánh giá

Tiếp theo, bạn cần đánh giá lại cách xử lý và toàn bộ thông tin mà bạn thu nhận được trước khi đưa ra phản hồi cuối cùng.

Đây cũng là một bước quan trọng để kỹ năng giao tiếp hiệu quả hơn. Việc đánh giá đòi hỏi bạn phải đặt mình vào nhiều góc độ để xem xét thông tin và suy nghĩ rộng mở để tránh việc tư duy quá chủ quan. 

R – Responding: Phản hồi

Và cuối cùng, một người có kỹ năng lắng nghe tốt là đưa ra phản hồi thích hợp. Khả năng đưa ra phản hồi sẽ biểu hiện việc bạn có thật sự lắng nghe và hiểu các thông tin trong quá trình giao tiếp không.   

2. Giao tiếp phi ngôn ngữ

Yếu tố tiếp theo giúp kỹ năng giao tiếp hiệu quả hơn mà bạn không nên bỏ qua chính là giao tiếp phi ngôn ngữ. Các dấu hiệu phi ngôn ngữ đôi khi truyền đạt nhiều thông tin hơn cả giao tiếp bằng lời nói.

Tất cả những tín hiệu giao tiếp phi ngôn ngữ như cử chỉ, nét mặt, ánh mắt hay tư thế đều có thể khiến thông tin trở nên rõ ràng hơn.

giao tiếp phi ngôn ngữ hiệu quả

Đôi khi, giao tiếp phi ngôn ngữ là bản năng tự nhiên của con người. Như chúng ta thường vô thức gật đầu khi đồng ý với lời đối phương nói ra.

Cho dù chúng ta cố ý hay không thì trong quá trình tương tác, các biểu hiện của giao tiếp phi ngôn ngữ vẫn luôn xuất hiện. Ngay cả khi chúng ta im lặng thì cũng có thể là giao tiếp phi ngôn ngữ.

Vậy nên giao tiếp phi ngôn ngữ cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp của bạn. Các dấu hiệu giao tiếp phi ngôn ngữ có thể khiến cho cuộc nói chuyện thoải mái hơn hoặc cũng có thể khiến cho mục đích nói chuyện bị sai lệch, gây nhầm lẫn.

Không những vậy, đôi khi lời nói và tín hiệu phi ngôn ngữ của bạn không đồng nhất với nhau cũng có thể khiến cho đối phương hiểu nhầm hoặc khó có thể đưa ra phản hồi thích hợp.

Vì vậy, để có thể giúp kỹ năng giao tiếp hiệu quả hơn thì bạn cũng nên trau dồi kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ của mình. Khi bạn hiểu rõ và áp dụng giao tiếp phi ngôn ngữ thuần thục thì sẽ giúp bạn giao tiếp tốt và tự tin hơn.  

3. Giao tiếp bằng lời nói

Cuối cùng, giao tiếp bằng lời nói cũng là một yếu tố quan trọng giúp cải thiện kỹ năng giao tiếp hiệu quả hơn. Lời nói là công cụ giao tiếp quan trọng và thiết yếu nhất trong tất cả quá trình giao tiếp trong xã hội.

Vậy nên giao tiếp bằng lời nói cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Làm cách nào để giao tiếp bằng lời nói hiệu quả? Để có thể giao tiếp bằng lời nói hiệu quả bạn cần chú ý những điều sau đây: 

Lựa chọn từ ngữ cẩn thận

giao tiếp bằng lời nói hiệu quả

Từ ngữ là một công cụ giao tiếp hữu hiệu, nhưng nó có hiệu quả như thế nào thì còn tùy thuộc vào cách bạn sử dụng. Không phải lúc nào từ ngữ cũng truyền đạt đúng ý nghĩa của chính nó. Đôi khi, trong một trường hợp nào đó thì từ ngữ đó phù hợp nhưng trong những trường hợp khác thì nó lại có tác dụng ngược lại.

Vậy nên cách bạn sử dụng và lựa chọn từ ngữ khi giao tiếp cũng ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp hiệu quả. Để có thể truyền đạt chính xác thông điệp hoặc ý kiến của bản thân, bạn nên cân nhắc thật kỹ khi sử dụng từ ngữ.

Bạn có thể dựa vào ngữ cảnh hoặc tình trạng vấn đề để lựa chọn từ ngữ cho phù hợp. Việc này sẽ giúp người nghe thấu hiểu thông tin bạn muốn truyền đạt dễ dàng hơn, tránh việc hiểu lầm, sai lệch thông tin.

Bên cạnh đó, việc lựa chọn từ ngữ cũng giúp bạn tránh trường hợp vô tình tổn thương đến đối phương. Vì ngôn từ có thể là lưỡi dao sắc bén nhất khi giao tiếp, nên bạn hãy thật cẩn trọng khi sử dụng từ ngữ nhé! 

Chú ý cách bạn nói

Cách mà bạn nói là bao gồm giọng điệu và tốc độ khi nói của bạn. Đây cũng là một yếu tố giúp cải thiện kỹ năng giao tiếp hiệu quả của bạn.

Khi giao tiếp bằng lời nói, bạn nên chú ý hơn về cách mà mình nói. Cũng giống như tín hiệu giao tiếp phi ngôn ngữ, giọng điệu, âm lượng, cao độ hay tốc độ khi nói của bạn cũng có thể truyền đạt thông tin đến người đối diện.

Ví dụ như khi bạn nói với giọng quá cao và quá to thì có thể khiến đối phương nghĩ rằng bạn đang phản bác, hoặc khi bạn nói quá nhỏ thì có thể họ sẽ nghĩ bạn đang không tự tin và lo lắng.

Không những vậy, giọng điệu của bạn cũng trực tiếp ảnh hưởng đến kết quả của cuộc giao tiếp. Như khi bạn thuyết trình hoặc đang phỏng vấn thì bạn không nên sử dụng giọng điệu đùa cợt vì như vậy sẽ bị đánh giá là không chuyên nghiệp. 

Trên đây là 3 yếu tố chính ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp mà chúng tôi muốn chia sẻ. Hy vọng rằng những chia sẻ trên của chúng tôi sẽ giúp bạn có thể cải thiện kỹ năng giao tiếp hiệu quả hơn và thành công trong mọi khía cạnh của cuộc sống.

>>> Xem thêm: 4 loại kỹ năng giao tiếp và cách cải thiện chúng