Có thành tích học tập tốt và làm việc hiệu quả là điều mà bất cứ người nào cũng muốn, nhưng không phải ai cũng làm được. Trong hành trình đó mọi người phải có kế hoạch, mục tiêu, phương pháp rõ ràng. Dưới đây là những chia sẻ hữu ích giúp mọi người có thể đạt được thói quen học tập và kết quả tốt

1. Những phương pháp học tập hiệu quả

Đặt mục tiêu

Khi học tập hay làm việc mọi người thường đặt mục tiêu khá là chung, không rõ ràng và đôi khi bị lãng quên. Để đạt được hiệu quả mọi người hãy đặt mục tiêu theo phương pháp Smart với 5 bước:

  • Bước 1- specific: thay vì đặt mục tiêu lớn và khó hình dung, mơ hồ thì mọi người hãy đặt mục tiêu cụ thể, dễ hiểu. Ví dụ như thay vì đặt mục tiêu trở thành người thành công thì mọi người hãy thử đặt mục tiêu tôi sẽ đứng bao nhiêu trong lớp, hay hoàn thành việc đọc 1 cuốn sách trong 1 tuần.
  • Bước 2- Measurable: mục tiêu đặt ra bạn phải có con số cụ thể theo dõi được, đo lường được, biết mình hoàn thành được bao nhiêu phần trăm. 
  • Bước 3- Attainable: mục tiêu đặt ra có thể đạt được, tránh đặt mục tiêu nằm ngoài tầm với của mình. 
  • Bước 4- Realistic: mục tiêu phải thực tế và không quá cao siêu. Nếu bạn đặt mục tiêu quá cao thì trong quá trình thực hiện sẽ dễ mệt mỏi, dẫn đến bỏ cuộc. 
  • Bước 5-Time: khi đặt mục tiêu phải có thời gian cụ thể để hoàn thành, tránh sự lười biếng.

Lên kế hoạch

Bạn chỉ đặt một tiêu và không lập một kế hoạch cụ thể thì mọi thứ sẽ chỉ dừng lại ở ước mơ. Mọi người hãy lập kế hoạch để có thể bắt tay thực hiện từ ngày hôm nay. 

Ví dụ mọi người có mục tiêu là đậu đại học y, thì phải lên kế hoạch. Đầu tiên là tìm hiểu thông tin là để đậu trường y phải đạt được bao nhiêu điểm, thi môn nào, sau đó lập kế hoạch để ôn thi các môn.

Lấy giấy ra ghi từng list chuyên đề cụ thể cho từng môn học, sau đó ghi thời gian cụ thể hoàn thành. Cứ như vậy bạn đưa ra kế hoạch cụ thể, có thời gian hoàn thành rõ ràng, dần dần bạn sẽ đạt được mục tiêu của mình. 

thoi quen hoc tap

Ghi lại những công việc sẽ thực hiện

Ghi lại công việc sẽ làm giúp bạn quản lý thời gian, ít quên công việc, ít bị phân tâm, có thói quen học tập hiệu quả, hoàn thành tốt kế hoạch mục tiêu mà mình đề ra. 

Bạn hãy chuẩn bị cho mình cuốn sổ nhỏ (có thể bỏ túi xách được), vào đầu ngày, bạn hãy hít hơi thở thật sâu, dành ra một ít thời gian để ghi công việc mà mình sẽ phải làm trong ngày. Sau đó bạn cứ tình tự làm theo. 

Ví dụ như bắt đầu ngày mới bạn mở sổ ra ghi việc mình phải làm trong ngày. Như buổi sáng hoàn thành bài tiểu luận, buổi chiều đi họp nhóm, đi sinh hoạt câu lạc bộ, buổi tối làm bài tập, đọc sách,…Có như vậy thì bạn mới không lãng phí thời gian của mình vào điện thoại, hay xem phim

Lập thời gian biểu

Xác định mình là “chú chim dậy sớm” hay là “cú đêm”, giúp bạn xác định mình có thể làm việc và học tập hiệu quả vào thời điểm nào trong ngày. Bước tiếp theo là xác định khung giờ cho những việc cố định không thể thay thế được (giờ đi học, giờ ăn uống, giờ đi thi) để tránh việc bạn đảo lộn mọi thứ, sau đó mọi người sắp xếp thời gian cho những công việc khác. 

Mọi người lập thời gian biểu ra giấy để có thể theo dõi tránh lãng quên và biết mình sẽ phải làm gì tiếp theo. 

Kiếm người học cùng, học nhóm

Học một mình sẽ khiến bạn dễ bị nhàm chán, mệt mỏi và bỏ cuộc không đạt được mục tiêu mà mình đề ra. Cho nên bạn hãy tìm kiếm cho mình người học cùng hoặc nhóm học cùng.

Như khi học tiếng Anh nếu học cùng với bạn hay nhóm bạn sẽ giúp bạn rèn luyện phản xạ nghe, nói, cũng như ghi nhớ từ mới tốt hơn so với việc ngồi cắm cúi học một mình.

Người học cùng hay nhóm học phải có cùng mục tiêu và lên kế hoạch rõ ràng, từ đó giúp đỡ nhau tiến bộ trong học tập. Tránh trường hợp gặp nhau là để học nhưng lại ngồi tám chuyện và rủ nhau đi chơi. 

Đánh giá lại những công việc đã làm

Làm việc gì cũng vậy bạn phải đánh giá lại công việc mình đã làm có đạt hiệu quả hay không, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm để những lần sau có thể thực hiện tốt hơn.

Như bạn đặt mục tiêu cho mình là đạt điểm toiec 650 điểm trong vòng 5 tháng, thì sau khoảng 1 tháng bạn đánh giá từ vựng mình có tăng lên không?khả năng phản xạ tiếng Anh có cãi thiện hơn lúc trước hay không từ đó bạn rút kinh nghiệm và có sự thay đổi để hoàn thành mục tiêu của mình tốt hơn. 

Chia sẻ kiến thức

Bạn đừng ngần ngại chia sẻ kiến thức mà mình biết được vì điều này giúp ích rất nhiều cho bạn. Khi chia sẻ kiến thức bạn sẽ có cơ hội ghi nhớ lại thêm một lần nữa những điều mình học, và lấp lại các lỗ hổng kiến thức. 

Ngoài ra bạn sẽ xây dựng được mối quan hệ tốt với mọi người và được những người xung quanh chia sẻ lại kiến thức hay.

Cố gắng duy trì trong thời gian đầu

Khi đã lập mục tiêu, lên kế hoạch bạn hãy cố gắng duy trì trong thời gian đầu, để dần dần trở thành thói quen mà bạn khó từ bỏ được.

2. Những mẹo giúp học nhanh và nhớ lâu

Sử dụng flashcard

Flashcard là miếng nhỏ gọn để ghi lại thông tin cần nhớ với minh hoạ một cách rõ ràng, ngắn gọn giúp mọi người nhớ được rất lâu. Phương pháp Flascard này được sử dụng trong việc học từ vựng tiếng Anh khá hiệu quả.

thoi quen hoc tap

Sử dụng sơ đồ tư duy

Đây là phương pháp giúp ghi nhớ và tăng khả năng tư duy trong học tập, sử dụng tối đa khả năng của não bộ. Đầu tiên bạn sẽ xác định từ khoá, vẽ chủ để trung tâm, sau đó phát triển ra các nhánh chính và vẽ các nhánh phụ toả ra từ nhánh chính. Nhờ vậy sắp xếp thông tin một cách logic, rõ ràng và dễ nhớ.

Phương pháp sơ đồ

Khi mà phải ghi nhớ một kiến thức nào đó, thay vì ngồi đọc và học thuộc lòng, bạn hãy sơ đồ hoá chúng. Vẽ các ô ý chính, ý phụ rồi vẽ sơ đồ liên kết lại với nhau như vậy sẽ dễ nhớ hơn rất nhiều. 

Phương pháp Cornell

Đây là phương pháp giúp các bạn ghi chép bài giảng trên lớp, bài giảng online một cách hệ thống và ghi nhớ một cách hiệu quả. 

Với phương pháp ghi chép này khi cần tìm lại bất cứ thông tin nào thì chỉ cần nhìn trên trang giấy là có thể nhanh chóng nắm bắt được nội dung. 

Để thực hiện phương pháp này bạn chỉ việc chia tờ giấy của mình ra thành 2 cột. Cột bên trái ít hơn ghi các ý chính (từ khoá), cột bên phải dùng để ghi những ý chi tiết liên quan đến ý chính tương ứng bên trái. Phần cuối trang giấy tóm tắt nội dung bài học.

Sử dụng màu sắc

Bằng cách sử dụng màu sắc khi viết nội dung các bài học, đặc biệt là các màu sắc ấm như màu vàng, bạn có thêm một yếu tố để kích thích não bộ. Khi viết các ý chính bạn có thể sử dụng màu đỏ, hay bạn có thể sử dụng bút dạ quang để tô ý trọng tâm cần ghi nhớ.

Khi rèn được những phương pháp ghi nhớ trên sẽ giúp bạn có được thói quen học tập tốt.

3. Chăm sóc cơ thể

Cơ thể có khoẻ thì bạn mới có thể học tập và làm việc tốt được. Cho nên bạn hãy ăn uống đầy đủ chất, có giờ giấc khoa học, hằng ngày dành thời gian tập thể dục, chăm sóc cơ thể và nhớ ngủ đủ giấc. 

Bạn đi học, rồi ngồi bàn học cả ngày sử dụng thức ăn nhanh, uống nước ngọt, cà phê. Thì sau một khoảng thời gian ngắn cơ thể bạn sẽ rơi vào tình trạng mệt mỏi, không thể nạp thêm bất cứ thứ gì vào trong đầu.

4. Những điều nên “tránh”

Ngoài những điều nên làm trên thì dưới đây là những điều mọi người nên tránh:

  • Không ghi chép
  • Trì hoãn
  • Ngồi học liền mạch trong nhiều giờ.
  • Không tập trung, làm nhiều việc cùng một lúc.
  • Vừa nằm, vừa học

Hy vọng với chia sẻ trên sẽ giúp mọi người có được thói quen học tập và làm việc tốt.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *