Dạy bé gái tự bảo vệ mình là điều mà cha mẹ nên chú trọng giáo dục trẻ ngay từ khi còn nhỏ để đảm bảo sự an toàn cho trẻ. Dưới đây là những quy tắc mà cha mẹ nên giáo dục cho trẻ. 

Dạy trẻ hiểu về giới tính

Cha mẹ không thể bỏ qua điều này khi dạy bé gái tự bảo vệ mình. Nhiều cha mẹ cảm thấy không thoải mái khi nói với con về vấn đề giới tính. Những lời khuyên này có thể giúp cha mẹ có thể nói chuyện với trẻ về giới tính dễ dàng hơn.

Giải thích mọi thứ phù hợp với độ tuổi của trẻ

Cha mẹ nên lựa chọn thông tin phù hợp và giải thích mọi thứ mà trẻ có thể hiểu được trong độ tuổi của trẻ. Đồng thời, cha mẹ cũng cần giải thích một cách ngắn gọn, thực tế và tích cực nhất có thể. Sau khi giải thích cho trẻ, cha mẹ hãy hỏi trẻ xem trẻ có câu hỏi nào cần giải đáp không.

Sử dụng tên chính xác cho những bộ phận cần nói với trẻ

Cha mẹ nên sử dụng tên chính xác khi nói về các bộ phận trên cơ thể. Việc trẻ biết tên chính xác của các bộ phận trên cơ thể sẽ giúp trẻ có thể giao tiếp rõ ràng về cơ thể của chúng với cha mẹ hoặc những người như bác sĩ nếu cần.

Cách bắt đầu một cuộc trò chuyện

Một số trẻ sẽ không chủ động đặt câu hỏi, vì vậy cha mẹ có thể sẽ cần chủ động bắt đầu một cuộc trò chuyện. Tốt hơn hết là cha mẹ nên suy nghĩ về những điều cần nói trước. Sau đó, chọn một thời điểm thích hợp để đưa ra chủ đề. Ví dụ: nếu ai đó đang nói về việc mang thai trên TV, cha mẹ có thể hỏi trẻ rằng có biết điều gì về việc mang thai hay không để bắt đầu câu chuyện. 

Dạy con quy tắc “PANTS Rules”

quy tắc PANTS Rules
PANTS Rules

PANTS Rules” cũng là một quy tắc mà cha mẹ cần biết khi dạy bé gái tự bảo vệ mình. Đây là một cách đơn giản để giữ an toàn cho trẻ em khỏi bị lạm dụng.

Quy tắc này dạy trẻ em rằng cơ thể của trẻ thuộc về chúng, trẻ có quyền từ chối và rằng trẻ nên nói với người lớn nếu cảm thấy khó chịu hoặc lo lắng về bất cứ điều gì. Những nội dung cụ thể của quy tắc này bao gồm:

Bộ phận riêng tư là riêng tư

Đồ lót của con che đi bộ phận riêng tư và không ai được yêu cầu được nhìn thấy hoặc chạm vào chúng.

Đôi khi bác sĩ, y tá hoặc các thành viên trong gia đình có thể phải làm như vậy. Nhưng họ phải luôn giải thích lý do tại sao và hỏi con xem điều đó có ổn không.

Luôn nhớ cơ thể của con thuộc về con

Không ai có thể bắt con làm những điều khiến con cảm thấy xấu hổ hoặc khó chịu. Nếu ai đó yêu cầu được nhìn hoặc cố gắng chạm vào cơ thể của con , hãy nói ‘KHÔNG’ – và nói với người mà con tin tưởng về chuyện đã xảy ra.

Không có nghĩa là không

Không có nghĩa là không và con luôn có quyền nói ‘không’ – ngay cả với một thành viên trong gia đình hoặc một người bạn thân.

Con đang kiểm soát cơ thể của mình và điều quan trọng nhất là con cảm thấy như thế nào. Nếu con muốn nói “Không”, đó là sự lựa chọn của con.

Hãy lên tiếng để được giúp đỡ

Nếu có những chuyện khiến con cảm thấy buồn, lo lắng hoặc sợ hãi, con nên nói chuyện với người lớn mà con tin tưởng. Người đó không nhất thiết phải là một thành viên trong gia đình. Đó cũng có thể là giáo viên hoặc cha mẹ của bạn bè.

Khi nào là thời điểm thích hợp để nói về “PANTS Rules”? Cha mẹ nên hiểu rõ con mình và nên biết khi nào là thời điểm thích hợp để nói về “PANTS Rules” để dạy bé gái tự bảo vệ mình. Một số thời điểm mà cha mẹ có thể dạy trẻ về quy tắc này:

  • Trước khi tắm, thoa kem hoặc khi mặc quần áo cho trẻ
  • Khi dẫn trẻ đi bơi và nói rằng những gì được che bởi đồ bơi là riêng tư
  • Khi xem một chương trình truyền hình có nội dung liên quan

Dạy con cách cư xử trước người lạ

Giúp trẻ biết cách cư xử trước người lạ là nội dung cực kỳ quan trọng khi dạy bé gái tự bảo vệ mình. Cách mà cha mẹ có thể dạy con về người lạ:

Dạy trẻ về định nghĩa “người lạ”

Ngay khi trẻ bắt đầu đi học, cha mẹ hãy dạy con về những người lạ. Hãy chắc chắn rằng con biết rằng một người lạ là bất kỳ ai không quen thuộc với con – ngay cả những người có vẻ thân thiện. 

Cụ thể cách mà trẻ nên xử lý

Những gì cha mẹ nói và cách dạy con mình về sự nguy hiểm của người lạ là tùy thuộc vào cha mẹ. Chỉ cần dạy trẻ cụ thể cách mà trẻ nên làm – và sau đó lặp lại nhiều lần để trẻ ghi nhớ tốt hơn. Cha mẹ có thể:

  • Cùng trẻ chơi trò nhập vai và thực hành trả lời và hành động trong các tình huống khác nhau.
  • Thiết lập một từ mã gia đình. Bất kỳ ai được cử đến đón con đều phải sử dụng từ mã để trẻ biết đó là người được cha mẹ cử đến
  • Giúp trẻ xác định những người lớn an toàn, như cảnh sát, chú bảo vệ… những người mà trẻ có thể đến gặp nếu chúng cảm thấy nguy hiểm và cần được giúp đỡ
  • Cha mẹ hãy thẳng thắn

Đây là cách tốt nhất khi nói về những nguy hiểm từ người lạ. Vì vậy, đừng giấu thông tin hoặc lo lắng về việc nói thật sẽ khiến con sợ hãi. Trẻ em mạnh mẽ hơn rất nhiều so với những gì cha mẹ nghĩ. Cha mẹ không cần phải cưng nựng chúng mọi lúc. Hãy nói với trẻ rằng con cần phải có trách nhiệm bảo vệ chính mình.

Dạy con cách cầu cứu khi gặp tình huống nguy hiểm

Trong những tình huống nguy hiểm, trẻ sẽ cần nhận được sự giúp đỡ của người khác. Vậy nên dạy con cách cầu cứu khi gặp tình huống nguy hiểm là điều rất quan trọng khi dạy bé gái tự bảo vệ mình.

Cha mẹ hãy dạy con rằng nếu gặp tình huống nguy hiểm, trẻ nên nói không, bỏ chạy, hét to hết sức có thể và nói ngay với người lớn đáng tin cậy về chuyện đã xảy ra.

Đảm bảo rằng con biết rằng có thể nói không với người lớn trong tình huống nguy hiểm và la hét để giữ an toàn cho bản thân, ngay cả khi chúng ở trong nhà.

Vậy trẻ nên làm gì nếu con ở một mình và cần đến gần một người lạ để được giúp đỡ? Cha mẹ hãy nói với trẻ là nên chạy đến nơi công cộng và chỗ đông người.

Trước tiên, trẻ nên cố gắng tìm một người mặc đồng phục, như cảnh sát, nhân viên bảo vệ hoặc nhân viên cửa hàng để xin giúp đỡ. Nếu không có người mặc đồng phục, trẻ hãy tìm những ông bà lớn tuổi hoặc những phụ nữ đang đi cùng với trẻ em.

Và một lần nữa, cha mẹ hãy nhắc nhở con về bản năng: Nếu con không có cảm giác tốt về một người nào đó, con nên tiếp cận người khác.

Dạy con tôn trọng cơ thể

Khi dạy bé gái tự bảo vệ mình, cha mẹ cần giáo dục con về việc tôn trọng cơ thể của mình và của người khác. Điều này sẽ giúp trẻ khắc sâu về sự riêng tư của cơ thể và có ý thức hơn về việc bảo vệ cơ thể của mình.

Cha mẹ hãy nói với trẻ rằng mọi người có trách nhiệm và quyền về cơ thể của họ. Con không được chạm vào nếu họ không muốn, giống như việc ai đó chạm vào con theo cách con không thích là không được. Và đặc biệt là con tuyệt đối không được chạm vào vùng riêng tư của người khác. 

dạy bé gái tự bảo vệ mình

Trước đầy rẫy những mối nguy cơ rình rập ngoài kia, cha mẹ nên dạy bé gái tự bảo vệ mình từ sớm để trẻ có thể khám phá thế giới một cách lành mạnh và an toàn.

Tham khảo: Cách dạy trẻ tự bảo vệ mình mọi lúc mọi nơi

2 thoughts on “Những quy tắc dạy bé gái tự bảo vệ mình bố mẹ nên biết

  1. Can Unborn Baby Hear Dog Bark? says:

    In fact no matter if someone doesn’t be aware of afterward its up to other viewers that they
    will help, so here it occurs.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *