Tự lập là kỹ năng vô cùng quan trọng với sự phát triển toàn diện của trẻ. Vậy cha mẹ nên làm gì để giáo dục kỹ năng sống tự lập cho trẻ một cách khoa học và hiệu quả nhất? Hãy tìm hiểu với bài viết dưới đây để biết cách rèn luyện khả năng tự lập cho trẻ.
1. Những kỹ năng giúp trẻ trở nên tự lập
Để dạy trẻ cách sống tự lập, cha mẹ cần phải giúp trẻ rèn luyện những kỹ năng cần thiết sau:
Kỹ năng tự chăm sóc bản thân
Biết cách tự chăm sóc bản thân là một trong các kỹ năng sống tự lập cho trẻ mà trẻ cần phải học từ sớm. Dưới đây là bốn hoạt động đơn giản để cha mẹ có thể bắt đầu dạy trẻ biết tự chăm sóc bản thân:
– Dạy trẻ cách tự ăn

Điều đầu tiên trẻ cần làm để có thể tự chăm sóc bản thân là học ăn một cách độc lập. Cha mẹ có thể bắt đầu với những loại thức ăn dễ cầm nhưng không quá lớn để trẻ không bị mắc nghẹn. Khi trẻ lớn hơn, cha mẹ hãy dạy trẻ cách ăn bằng thìa.
Trẻ cần được cha mẹ hướng dẫn cách ăn trong những lần đầu và sau đó, cha mẹ nên để trẻ tự ăn nhiều nhất có thể trong giờ ăn. Việc để trẻ tự ăn có thể khiến trẻ bị bẩn quần áo, tay chân và thức ăn thì bừa bãi, lộn xộn nhưng điều này không quan trọng bằng việc trẻ có thể học được một kỹ năng mới.
– Dạy trẻ cách mặc quần áo
Khuyến khích trẻ tự mặc quần áo cũng là một cách dạy kỹ năng sống tự lập cho trẻ. Cha mẹ có thể bắt đầu bằng cách dạy trẻ cách cởi quần áo. Sau đó, giúp trẻ nhận biết và xác định các bộ phận khác nhau của quần áo bằng cách sử dụng các từ đơn giản.
Tiếp theo, cha mẹ có thể thử cùng trẻ mặc quần áo. Trẻ em thích bắt chước những gì chúng nhìn thấy. Hãy biến nó thành một trải nghiệm thú vị để mặc quần áo cùng nhau. Hãy để trẻ học hỏi từ bạn và cho phép con tự mình thử. Cha mẹ mặc quần áo cho trẻ sẽ giúp mọi chuyện dễ dàng và nhanh chóng hơn nhưng điều quan trọng là chúng ta phải dạy trẻ cách tự chăm sóc bản thân.
– Cùng con thiết lập thói quen vệ sinh tốt
Cha mẹ cần dạy con thực hành tốt vệ sinh cá nhân. Đầu tiên, bạn hãy khuyến khích trẻ rửa tay sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn. Cha mẹ nên giúp con hiểu vi trùng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con như thế nào và tầm quan trọng của việc giữ vệ sinh tốt.
Cha mẹ có thể giúp trẻ nhận ra sự khác biệt giữa bẩn và sạch.
Sau khi trẻ từ bên ngoài chơi vào, hãy để trẻ nhìn vào bàn tay và khuôn mặt của chúng. Tiếp đến, hãy dạy trẻ cách dùng nước để rửa hoặc dùng khăn, giấy để lau sạch bụi bẩn. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên sớm dạy trẻ cách tự đánh răng, rửa mặt, rửa tay chân, tắm rửa…
– Hoàn thành công việc nhà đơn giản
Những đứa trẻ biết cách làm việc nhà từ sớm sẽ trở nên độc lập hơn khi lớn lên. Cha mẹ có thể bắt đầu cho con làm một số công việc nhà đơn giản, phù hợp với độ tuổi để trẻ học được thói quen giúp đỡ cha mẹ làm việc nhà. Ví dụ, cha mẹ hãy yêu cầu trẻ thu dọn đồ chơi của chúng và cất vào nơi đã được chỉ định. Hoặc bạn có thể nhờ trẻ giúp dọn bàn trong giờ ăn.
Sau khi ăn xong, hãy để trẻ tự mang bát, đĩa của mình vào bồn rửa và dọn sạch. Nếu có thể, cha mẹ hãy mang trẻ ra vườn cùng và hướng dẫn chúng cách tưới nước và chăm sóc cây. Bạn cũng có thể hướng dẫn con cách dọn giường và dạy con tầm quan trọng của việc có một không gian ngăn nắp.
>>> Xem thêm: Dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ bản thân ngay từ khi còn nhỏ

Kỹ năng tự bảo vệ bản thân
Một điều quan trọng mà cha mẹ nên lưu ý khi dạy kỹ năng sống tự lập cho trẻ là giúp trẻ rèn luyện khả năng tự bảo vệ bản thân. Một số điều giúp cha mẹ giáo dục trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân:
– Dạy con nhận biết các bộ phận của cơ thể
Đến bốn tuổi, con bạn nên biết tên của hầu hết các bộ phận trên cơ thể. Nhiều phụ huynh có thể cảm thấy không thoải mái khi nói về cơ quan sinh dục, nhưng việc trẻ nhận thức rõ được những bộ phận riêng tư là điều rất quan trọng.
Cha mẹ cũng không nên quá nghiêm trọng hóa những bộ phận này vì trẻ có thể cảm thấy bối rối và lo sợ.
Hãy nói với trẻ rằng đó cũng là bộ phận cơ thể như tay, chân nhưng vì là bộ phận riêng tư nên con không được cho người khác nhìn thấy hay chạm vào (trừ cha mẹ khi giúp trẻ tắm rửa và bác sĩ khi khám bệnh cho trẻ).
– Dạy con phân biệt giữa động chạm an toàn và động chạm không an toàn
Những động chạm an toàn là những động tác ôm nhe, an ủi, vuốt tóc, bắt tay… và khiến trẻ có cảm giác dễ chịu. Những động chạm không an toàn là đánh, đá, véo, vuốt ve cơ thể… và khiến trẻ cảm thấy tồi tệ, khó chịu, đáng sợ hoặc kỳ lạ.
– Khuyến khích trẻ tin tưởng vào bản năng của mình
Hãy cho trẻ biết rằng nếu trẻ cảm thấy điều gì đó không ổn, trẻ nên nói với cha mẹ hoặc một người lớn đáng tin cậy khác. Con cần biết rằng con có thể và nên nói với bạn hoặc một người lớn đáng tin cậy khác nếu ai đó yêu cầu con làm điều gì đó khiến con cảm thấy bối rối, khó chịu hoặc sợ hãi – hoặc nếu ai đó chạm vào cơ quan sinh dục của con.
Khuyến khích trẻ hỏi bạn về bất kỳ hành vi nào của người lớn khiến trẻ bối rối hoặc khó chịu. Trên hết, con bạn cần biết rằng bạn sẽ lắng nghe con nếu con làm như vậy. Nếu bạn thể hiện rằng bạn cởi mở với bất kỳ và tất cả các câu hỏi và bạn sẽ lắng nghe nếu trẻ nói với bạn rằng điều gì đó tồi tệ đã xảy ra, thì trẻ sẽ tin tưởng và dễ dàng chia sẻ mọi thứ với cha mẹ.
– Dạy trẻ cách từ chối
Đây là điều quan trọng để dạy trẻ kỹ năng sống tự lập cho trẻ. Nhấn mạnh quyền sở hữu của con bạn đối với cơ thể của chính mình. Cơ thể của con không thuộc về ai khác, thậm chí không thuộc về cha mẹ. Điều này có nghĩa là bé có quyền nói không với bất kỳ người lớn nào muốn chạm vào mình dưới bất kỳ hình thức nào.
Ngay cả khi một cái chạm không thoải mái dường như vô tình hoặc người chạm vào là người thân hoặc người mà con bạn tin tưởng, trẻ vẫn có quyền nói: “Đừng chạm vào con như vậy.” Trẻ cũng có quyền nói không với bất cứ ai muốn giữ một điều gì đó là “bí mật.”
Nếu cha mẹ muốn con mình công nhận, tôn trọng và thực hiện quyền của trẻ đối với cơ thể của chính mình, cha mẹ cũng phải tôn trọng những quyền đó. Nếu bạn muốn một cái ôm hoặc một nụ hôn, hãy hỏi ý kiến của trẻ. Nhưng nếu trẻ lảng tránh hoặc nói không, hãy tôn trọng điều đó.
Tất nhiên, quy tắc này nên được áp dụng cho tất cả bạn bè và người thân của bạn. Ví dụ, khi em gái đến thăm, bạn đừng bao giờ ra lệnh cho con rằng “Hôn dì đi”. Thay vào đó, hãy hỏi trẻ: “Con có muốn hôn dì không?” Nếu trẻ nói không, đừng xin lỗi hoặc bao biện. Đó là quyền của trẻ.
– Dạy trẻ cách ứng xử trước những tình huống nguy hiểm
Ngoài nguy cơ bị lạm dụng thì trẻ còn có thể gặp phải nhiều tình huống nguy hiểm khác như đi lạc, bị bắt cóc, tai nạn giao thông, hỏa hoạn… Đầu tiên, cha mẹ cần phải giải thích cụ thể, rõ ràng về dấu hiệu và hậu quả của những tình huống này. Sau đó, để trẻ biết cách xử lý trong những tình huống khẩn cấp, cha mẹ nên liệt kê những hành động trẻ cần làm và cùng trẻ thực hành để trẻ hiểu rõ và nhớ lâu hơn.
Kỹ năng giúp đỡ người khác

Ngoài giúp đỡ cha mẹ trong các công việc gia đình, trẻ cũng nên có ý thức giúp đỡ những người xung quanh.
Hãy nhớ rằng, cha mẹ là hình mẫu của trẻ, bởi vậy bạn hãy chắc chắn rằng bạn là tấm gương tốt cho trẻ về cách trở nên tử tế và hữu ích. Một số hoạt động đơn giản mà trẻ có thể làm để học cách giúp đỡ người khác:
- Giữ cửa, thang máy cho người phía sau
- Mang bất kỳ cuốn sách nào còn sót lại trên bàn thư viện cho thủ thư
- Nhặt rác tại công viên
- Giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn
- Chia sẻ đồ ăn với người khác
- Giúp bạn làm việc nhà khi trẻ đến nhà bạn chơi
- Giúp cô giáo phát bài tập, lau bảng…
- Kỹ năng khác
Khi trẻ đã học được những kỹ năng cơ bản như trên, cha mẹ có thể bắt đầu giáo dục cho trẻ những kỹ năng phức tạp hơn để rèn luyện kỹ năng tự lập cho trẻ. Đây là những kỹ năng mà ngay cả người trưởng thành cũng cần phải học tập và rèn luyện.
- Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống, kỹ năng quản lý tiền bạc (cách chi tiêu, đầu tư thông minh, cách tiết kiệm tiền…)
- kỹ năng quản lý thời gian (xây dựng và quản lý thời gian biểu, phân bổ thời gian để hoàn thành công việc, đặt ra thứ tự ưu tiên cho các hoạt động cụ thể…)…
- Những kỹ năng này sẽ giúp trẻ phát triển một cách toàn diện, giúp trẻ tự tin, vững vàng và bản lĩnh hơn khi trưởng thành.
2. Những cách phụ huynh giúp tạo kỹ năng tự lập cho trẻ
Ngoài giáo dục những kỹ năng cần thiết cho trẻ thì cha mẹ có thể giúp trẻ rèn luyện khả năng sống tự lập bằng cách:
Tạo môi trường thuận lợi

Xây dựng môi trường thuận lợi giúp trẻ phát huy tính tự lập chính là một trong những bí quyết giúp cha mẹ xây dựng kỹ năng sống tự lập cho trẻ.
Mỗi trẻ đều có khả năng sống tự lập và cha mẹ chỉ cần tạo cơ hội, điều kiện thích hợp cho trẻ và trẻ sẽ có thể phát huy khả năng tự lập của mình.Để xây dựng một môi trường thích hợp cho sự phát triển kỹ năng này của trẻ, cha mẹ nên:
– Chỉ cho trẻ biết những việc trẻ có thể và cần phải tự làm
Cha mẹ nên dạy trẻ biết cách tự làm những công việc phù hợp với khả năng và độ tuổi của trẻ. Tự lập không phải là điều gì quá to lớn, với trẻ, sống tự lập chỉ đơn giản là tự ăn, tự ngủ, tự chơi, tự học, tự vệ sinh cá nhân, tự mặc quần áo, tự thu dọn đồ chơi, tự làm một số công việc nhà…
Cha mẹ hãy tạo cơ hội để trẻ tự chăm sóc bản thân và thực hiện những công việc hàng ngày trong khả năng của mình. Những điều đơn giản này sẽ giúp trẻ dần dần hình thành ý thức và khả năng tự lập trong cuộc sống cũng như học tập và công việc.
– Kiên nhẫn dạy trẻ, không nên làm thay
Đương nhiên là trẻ không thể làm mọi thứ nhanh và tốt như những gì cha mẹ làm, nhất là khi trẻ mới học để làm những công việc đó. Bởi vậy nên cha mẹ nên tránh đánh giá tiêu cực về công việc mà trẻ hoàn thành và đặc biệt là không cố làm thay trẻ để có được kết quả tốt hơn.
Để trẻ học được một kỹ năng mới thì sẽ mất khá nhiều thời gian và cần phải rèn luyện lặp đi lặp lại nhiều lần.
Hơn nữa, việc trẻ học được điều gì đó mới quan trọng hơn nhiều độ hoàn hảo trong kết quả. Do đó, cha mẹ hãy kiên nhẫn để trẻ tự hoàn thành công việc của mình và nên chỉ cho trẻ biết nguyên nhân của việc trẻ làm chưa tốt để trẻ có thể khắc phục và tiến bộ chứ không phải là làm thay cho trẻ.
Hạn chế áp đặt
Việc ép buộc và áp đặt thái quá lên con trẻ chính là đi ngược lại cái sự “tự lập” mà cha mẹ đang cố gắng dạy trẻ. Vậy nên, nếu muốn trẻ học được cách sống tự lập thì cha mẹ nên hạn chế áp đặt mọi thứ lên cuộc sống của trẻ.
Cha mẹ chỉ nên can thiệp vào cuộc sống của con một cách vừa phải và phù hợp để có thể hướng dẫn kỹ năng sống tự lập cho trẻ. Ngoài ra, việc cha mẹ quá độc đoán, ép buộc trẻ sẽ khiến trẻ bị thiếu hụt nhiều kỹ năng khi lớn lên. Cụ thể như:
– Điều chỉnh cảm xúc hoặc hành vi
Trẻ chịu sự áp đặt thái quá của cha mẹ sẽ gặp khó khăn hơn trong việc tự kiểm soát cảm xúc và hành vi vì đã quen với việc “được” cha mẹ sắp đặt. Và chúng có thể sẽ phải vật lộn với việc tự điều chỉnh cảm xúc khi chúng phải tự giải quyết mọi việc hoặc xử lý những cảm giác và tình huống khó chịu.
– Tôn trọng người khác
Vì cảm xúc, nhu cầu và mong muốn của trẻ bị cha mẹ áp đặt, trẻ không được dạy để cảm thông và xem xét cảm xúc, mong muốn của người khác.
Bởi vậy mà trẻ sẽ có xu hướng áp đặt lại người khác khi lớn lên và làm mọi thứ mình muốn mà không quan tâm đến mọi người xung quanh.
– Từ chối người khác
Một khả năng khác mà trẻ có thể gặp phải nếu chịu sự áp đặt của trẻ trong suốt những năm tuổi thơ là không biết từ chối.
Nếu cha mẹ không quan tâm đến sự phản đối của trẻ và luôn bắt trẻ làm theo ý mình thì trẻ sẽ cảm thấy sợ hoặc khó nói lời từ chối người khác.
Khuyến khích và khen ngợi
Trẻ sẽ có động lực học và làm một điều gì đó nếu như nhận được sự khuyến khích và khen ngợi. Nếu cha mẹ ra lệnh và bắt buộc con làm mọi thứ thì trẻ vẫn sẽ phụ thuộc quá nhiều vào cha mẹ. Bởi vậy, bạn nên tìm cách khuyến khích, giúp trẻ yêu thích và mong muốn tự làm những công việc được giao.
Hơn thế nữa, khi trẻ hoàn thành công việc, cha mẹ nên có những lời khen ngợi con kể cả khi trẻ làm chưa tốt. Hãy khen ngợi vì trẻ đã cố gắng hoàn thành công việc và động viên, khuyến khích con làm tốt hơn vào lần sau.

Không quá đùm bọc bảo vệ con
Cha mẹ thì luôn tràn đầy tình yêu thương khôn tả với con và hay lo sợ rằng điều gì đó có thể xảy ra với con mình. Và điều này khiến nhiều bậc cha mẹ cảm thấy thật khó để cưỡng lại ý muốn theo dõi mọi cử động của con và bảo bọc chúng trong tầm tay của mình để chúng không bao giờ bị thương. Nhưng đây không phải cách tốt để cha mẹ nuôi dạy con và giáo dục kỹ năng sống tự lập cho trẻ.
Cha mẹ không thể nào bảo bọc con cả đời trước những nguy hiểm ngoài kia, nên thay vì “giấu” con quá kĩ, tốt hơn hết là cha mẹ nên dạy trẻ cách xử lý những nguy cơ này. Con người học thông qua quan sát và trải nghiệm thực tế: họ mắc sai lầm, họ thất bại, họ bị tổn thương và họ trở nên thông minh hơn trong quá trình này. Để nuôi dạy một đứa trẻ khỏe mạnh sẽ dần trưởng thành và tự lập, bạn cần để chúng ra đi và đối mặt với thế giới.
Trên đây là hướng dẫn giúp cha mẹ giáo dục kỹ năng sống tự lập cho trẻ. Hãy dạy trẻ tự lập càng sớm càng tốt để tạo tiền đề cho sự phát triển sau này.
Greetings! Very helpful advice within this article! It is the little changes that will make the most significant changes. Thanks a lot for sharing!
Thank you for your comment. I hope this information is useful to you