Giao tiếp luôn là một phần quan trọng trong cuộc sống hằng ngày, và việc sở hữu những kỹ năng giao tiếp ứng xử thông minh, nhanh nhạy không chỉ giúp bạn dễ dàng thích nghi với môi trường mới, mà còn thúc đẩy mở rộng vòng tròn quan hệ xung quanh bạn. Trong trường hợp bạn muốn cải thiện khả năng giao tiếp của mình, chắc chắn bạn không nên bỏ qua những kỹ năng ứng xử hiệu quả dưới đây.

1. Xưng hô phù hợp

Trước tiên, trong một cuộc giao tiếp bất kỳ, bạn cần xác định rõ ràng mối quan hệ và vai vế hiện tại của hai người hoặc mọi người với nhau, điều này sẽ giúp bạn tạo được sự tôn trọng khi xưng hô đúng cách với những người khác.

Trong trường hợp bạn chưa biết hết mọi người, bạn có thể thông qua người quen giới thiệu để tìm được cách xưng hô phù hợp.

Vì được xem như sự khởi đầu của những cuộc giao tiếp, nên nếu bạn xưng hô không đúng cách, chắc chắn bạn sẽ khiến những người còn lại cảm thấy lúng túng và không hài lòng.

Để lựa chọn được cách xưng hô đúng đắn, bạn có thể cân nhắc các mối quan hệ giữa mình và đối phương, ví dụ như: quan hệ vị thế (liên quan đến địa vị, tuổi tác hoặc giới tính), quan hệ thân hữu (thân thiết hay xa lạ),…

Ngoài ra, hai người có thể thuộc các vai vế khác nhau khi hoàn cảnh thay đổi, đó là lý do bạn cũng nên chú ý đến tình huống hiện tại để xưng hô sao cho phù hợp.

2. Sử dụng ngôn ngữ phù hợp với đối tượng giao tiếp

Tương tự như việc xưng hô, bạn cũng nên lựa chọn từ ngữ phù hợp với đối tượng giao tiếp dựa trên mối quan hệ giữa hai người cũng như hoàn cảnh giao tiếp.

Ví dụ, đối với những mối quan hệ thân thiết như bạn bè, bạn có thể sử dụng những từ ngữ thoải mái, gần gũi như “ê”, “nè”,…

Tuy nhiên, đối với những mối quan hệ có vai vế không ngang hàng và bạn ở vai vế nhỏ hơn, bạn tuyệt đối không nên sử dụng các từ này, đồng thời cần thêm các từ ngữ thể hiện sự tôn trọng, lễ phép như “vâng”, “dạ”,…

kỹ năng giao tiếp ứng xử

3. Ứng xử văn hóa, lịch sự

Không nói trống không với người lớn, tập trung lắng nghe khi người khác cần nói, không ngắt lời người khác khi đang nói,… đều là những kỹ năng giao tiếp ứng xử thuộc về khía cạnh văn hóa, lịch sự cơ bản mà bạn cần ghi nhớ.

Ứng xử văn hóa, lịch sự sẽ giúp bạn thể hiện được sự tôn trọng của mình với mọi người, giúp mọi người có cái nhìn thiện cảm hơn về bản thân bạn để bạn có thể nhận lại được điều tương tự.

4. Chân thành

Thông thường, nhiều người thường rất khó để có thể thể hiện sự chân thành của mình đối với người khác, nhưng trên thực tế, người khác sẽ dễ dàng nhận thấy sự chân thành của bạn nếu bạn thật sự chân thành với họ.

Điều này liên quan nhiều đến bản năng cơ thể cũng như phẩm chất con người.

Ví dụ, một người chân thành sẽ không áp đặt suy nghĩ của mình lên người khác, luôn chăm chú lắng nghe và tôn trọng quan điểm của người khác, chọn thời điểm thích hợp để đưa ra ý kiến của mình,…

5. Là chính mình

Cuối cùng, bạn nên là chính mình trong các cuộc giao tiếp. Điều này không có nghĩa là bạn luôn phải nghĩ gì nói đấy, là chính mình nghĩa là bạn cần thể hiện được quan điểm cá nhân của mình, đưa ra hành vi dựa trên suy nghĩ thực tế của mình, không trốn tránh, nói dối hoặc cư xử khác thường.

Nếu bạn nắm được những kỹ năng giao tiếp ứng xử thông minh, hiệu quả, việc tiếp cận các mối quan hệ xã hội của bạn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

Tham khảo: Các kỹ năng giao tiếp cơ bản để thành công hơn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *