Có thể nói, kỹ năng đặt câu hỏi trong giao tiếp chính là một trong những kỹ năng cơ bản nhất mà bất kỳ ai cũng nên trang bị cho mình. Nếu biết cách đặt câu hỏi đúng trọng tâm, bạn sẽ có thể dẫn dắt đối phương đem đến những thông tin quý giá mà mình cần, còn nếu không biết cách đặt câu hỏi, bạn sẽ làm mất thời gian của cả hai bên mà không đạt được mục đích giao tiếp thông qua cuộc hội thoại này. 

1. Câu hỏi đóng

Câu hỏi đóng được hiểu là một dạng câu hỏi trực tiếp. Đối với câu hỏi đóng, người trả lời có thể đưa ra một câu trả lời ngắn gọn, nhanh chóng, có thể chỉ là một từ hoặc một câu ngắn.

Câu hỏi đóng thường tập trung vào một vấn đề duy nhất ở từng câu hỏi, đòi hỏi người trả lời phải đưa ra câu trả lời có tính sự thật.

Đôi khi, việc sử dụng câu hỏi đóng có thể khiến cuộc trò chuyện đi vào ngõ cụt, nhưng khi cần xác thực các vấn đề một cách nhanh chóng, câu hỏi đóng sẽ là lựa chọn tối ưu nhất.

2. Câu hỏi mở

Trái ngược với câu hỏi đóng, câu hỏi mở chính là dạng câu hỏi có thể được trả lời bằng câu trả lời dài hơn, chi tiết hơn vào vấn đề được hỏi.

Trong trường hợp bạn cần một câu trả lời mang tính chi tiết, hoặc cần người trả lời đưa ra quan điểm, ý kiến sâu hơn về vấn đề của bạn, bạn có thể sử dụng câu hỏi mở để thu được nhiều thông tin hơn.

3. Câu hỏi thăm dò

Trong nhiều trường hợp, khi người được hỏi có thái độ tránh né một vấn đề cần thiết nào đó, bạn có thể sử dụng các câu hỏi thăm dò để nắm bắt thái độ đối phương cũng như tìm kiếm thông tin thông qua câu trả lời của đối phương.

kỹ năng đặt câu hỏi trong giao tiếp

Tuy nhiên, khi sử dụng câu hỏi thăm dò, bạn nên biết điểm dừng đúng lúc để tránh khiến đối phương quá khó chịu, gây ra tác dụng ngược. Đây cũng là một kỹ năng đặt câu hỏi trong giao tiếp hiệu quả mà bạn nên biết.

4. Câu hỏi dẫn dắt

Đúng như cái tên của nó, câu hỏi dẫn dắt thường được sử dụng để người hỏi dẫn người được hỏi trả lời hướng đến câu trả lời mà mình cần.

Cách phổ biến để sử dụng câu hỏi này chính là đưa ra hai lựa chọn đều có lợi với bạn, trong trường hợp này, người được hỏi sẽ phải lựa chọn một trong hai, tuy nhiên, lựa chọn nào cũng sẽ khiến bạn hài lòng khi đến được mục đích mà mình cần.

5. Câu hỏi tu từ

Thông thường, câu hỏi tu từ không chỉ đơn thuần dùng để hỏi, mà nó chủ yếu được dùng để xác định lại một thông tin nào đó.

Bạn nên sử dụng câu hỏi tu từ để chắc chắn hơn về thông tin mà mình nhận được, đồng thời tạo được sự đồng thuận của đối phương về một vấn đề nào đó.

Ngoài ra, câu hỏi tu từ cũng là một cách tuyệt vời để khuyến khích đối phương đưa ra nhiều ý kiến hơn về vấn đề mà bạn đang quan tâm.

6. Câu hỏi có không

Trong các cuộc giao tiếp, bạn sẽ gặp những trường hợp người được hỏi khá e dè hoặc không muốn đưa ra câu trả lời trực tiếp, lúc này, bạn có thể sử dụng mẫu câu hỏi có hoặc không để người được hỏi thoải mái hơn khi trả lời.

Điều này giúp người trả lời có được tâm lý thả lòng hơn, khi họ trở thành người xác nhận thông tin thay vì là người đưa ra thông tin.

Đặt câu hỏi trong giao tiếp không khó, nhưng bạn cần có sự khéo léo để sử dụng đa dạng các loại câu hỏi, đó cũng là lý do bạn nên rèn luyện kỹ năng đặt câu hỏi trong giao tiếp.

Tham khảo: Các kỹ năng giao tiếp cơ bản để thành công hơn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *