Giao tiếp là nhu cầu cơ bản của con người. Tuy nhiên, trong thực tế, không phải giao tiếp nào cũng thuận lợi, đôi khi sẽ xảy ra những vấn đề nhất định, đặc biệt là những khó khăn trong giao tiếp của học sinh tiểu học. Do đó, việc phát hiện ra những khó khăn đó là vô cùng quan trọng bởi đây là cơ sở để chúng ta tìm cách giúp đỡ học sinh vượt qua tình trạng đó.
1. Phát hiện khó khăn trong giao tiếp của học sinh tiểu học
Ngày càng có nhiều bậc phụ huynh lo lắng về vấn đề ngại giao tiếp ở trẻ em. Một số trường hợp xảy ra ở các học sinh tiểu học rằng chúng không muốn giao tiếp hoặc không thể có khả năng giao tiếp cơ bản như những học sinh cùng trang lứa.
Điều đó có thể xuất phát từ nhiều lý do khác nhau như về môi trường, tính cách, sức khỏe tâm lý,… Phát hiện những khó khăn trong giao tiếp của học sinh tiểu học là rất quan trọng. Bởi sự can thiệp sớm có thể giúp các bé cải thiện vấn đề đó dễ dàng hơn.
Rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để tìm hiểu những lý do mà trẻ em gặp khó khăn trong giao tiếp và biểu hiện của chúng. Việc khắc phục các khó khăn đó là rất quan trọng.
Mặc dù, đây là những rào cản trong hầu hết các trường hợp, nhưng chúng không hẳn sẽ ảnh hưởng hoàn toàn đến cuộc đối thoại. Cải thiện những kỹ năng giao tiếp phù hợp sẽ giúp trẻ điều chỉnh được hành vi giao tiếp đúng mực của mình.
2. Những khó khăn trong giao tiếp ở trẻ
Ngôn ngữ chưa trưởng thành
Ngôn ngữ chưa trưởng thành ở trẻ tức là trẻ còn chưa có đủ kiến thức về việc sử dụng và ý nghĩa của những từ ngữ, chúng sẽ không hiểu được những từ bạn nói bởi những từ ngữ đó trẻ chưa từng được tiếp xúc.
Để khắc phục khó khăn này, người lớn hãy cho trẻ tiếp xúc và sử dụng từ ngữ nhiều qua việc giao tiếp hàng ngày, sách, truyện…
Từ cách này, phụ huynh có thể biết được đứa trẻ của mình có bị chậm khả năng về ngôn ngữ hay không, rồi từ đó có những biện pháp để giúp trẻ khắc phục vấn đề này.
Lời nói khó hiểu
Có những khi, trẻ nói chuyện nhưng bố mẹ không hiểu và liên tục hỏi lại xem ý trẻ là như thế nào. Đây là tình trạng khá phổ biến, xảy ra khi trẻ dùng sai từ hoặc nói những câu vô nghĩa.
Đó có lẽ là bởi chúng quá thích thú với điều mình nói tới mức nói nhanh mà chưa kịp nghĩ. Hoặc khi không tập trung lắng nghe thì các bé cũng có thể nói xen những câu không liên quan.
Tuy vậy, nếu tình trạng trên xảy ra quá thường xuyên thì trẻ có thể gặp khó khăn trong việc tìm từ mình muốn nói hoặc việc dùng từ sao cho đúng. Thậm chí, trẻ cũng ít hiểu được những gì người khác đang nói.
Khó nói hoặc khó lắng nghe
Khó khăn trong giao tiếp của học sinh tiểu học chủ yếu là do khó nói hoặc khó lắng nghe. Những câu trẻ nói cách phát âm chưa được tròn vành rõ chữ hoặc sử dụng những từ ngữ không phù hợp.
Điều này phụ thuộc một phần vào kinh nghiệp tiếp xúc của trẻ đối với từ đó: trẻ ít nói về từ đó, từ khó đọc và trẻ ít luyện tập từ đó. Một số trường hợp đặc biệt, trẻ bị ngọng, hở hàm ếch sẽ kiến từ ngữ phát ra không được đúng với âm chuẩn.
Trẻ gặp khó khăn khi lắng nghe có thể bắt nguồn từ một số lý do như sau: trẻ bị mất tập trung, không hiểu được những gì đang diễn ra, hoặc không biết cách để diễn đạt những suy nghĩ của mình.
Một số ít trẻ tiểu học thường gặp khó khăn trong việc tiếp thu và ghi nhớ lời nói của giáo viên bởi đôi khi các thầy cô nói quá nhanh hoặc cung cấp quá nhiều thông tin cùng một lúc.
Tránh giao tiếp bằng lời nói
Một đứa trẻ mắc chứng sợ giao tiếp sẽ cố gắng né tránh những tình huống cần giao tiếp bằng lời, chỉ để tránh sự lo lắng liên quan đến cuộc giao tiếp đó.
Chúng dường như chỉ im lặng và thể hiện các tín hiệu phi ngôn ngữ của mình như lắc đầu và né tránh ánh mắt của mọi người xung quanh.
Việc cải thiện kỹ năng giao tiếp cho trẻ tiểu học rất quan trọng, giúp trẻ hiểu được những gì người xung quanh nói và đáp lại một cách lịch sự. Hoạt động này không đem lại kết quả chỉ trong một sớm một chiều, nó cần phải có một khoảng thời gian nhất định.
Nếu kịp thời phát hiện khó khăn và cải thiện chúng một cách hiệu quả thì những đứa trẻ sẽ có thể cởi mở giao tiếp và thể hiện bản thân tốt hơn.