Theo đúng như dự đoán của các chuyên gia, kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo đã và đang phát triển toàn cầu, minh chứng là hàng loạt các phát minh tiến bộ đang được ứng dụng hiệu quả trong cuộc chiến chống lại COVID 19. Song song với đó là nhu cầu nguồn nhân lực ngành khoa học dữ liệu và các ngành liên quan đến công nghệ thông tin (Kỹ thuật phần mềm, Thương mại Điện tử,…) cũng đang tăng lên một cách chóng mặt.

1. Khoa học dữ liệu là gì?

Ngành khoa học dữ liệu hay còn gọi là Data Science, là khoa học về việc phân tích và quản trị dữ liệu, trích xuất các giá trị từ dữ liệu để tìm ra các hiểu biết, các tri thức hành động, các quyết định dẫn dắt hành động. Khoa học dữ liệu giúp các tổ chức doanh nghiệp đưa ra quyết định nhờ vào quá trình phân tích khám phá tri thức từ dữ liệu.

Trong công cuộc tranh đua về công nghệ số, người làm chủ được nguồn dữ liệu lớn trên mọi lĩnh vực sẽ là người thắng cuộc.

Vì vậy các doanh nghiệp tổ chức cần thu thập tất cả các dữ liệu để phân tích và tạo ra chiến lược kinh doanh hiệu quả. Điều đó cho chúng ta thấy được lợi ích quan trọng của ngành này hiện đã và đang được ứng dụng rộng rãi vào các lĩnh vực trong cuộc sống như giáo dục, y tế, công nghệ,…

Sự rộng rãi của khoa học dữ liệu

2. Tại sao ngành khoa học dữ liệu lại cần nguồn nhân lực cao?

Hiện tại, có rất nhiều công ty đang đối mặt với khó khăn trong việc xử lí thông tin, dữ liệu. Số lượng dữ liệu mà một công ty lưu trữ sẽ rất lớn, việc quản lý dữ liệu là vô cùng quan trọng. Do đó, họ rất cần một đội ngũ với trình độ cao để xử lý và khai thác khối lượng thông tin này.

Trong khi nhu cầu về nhân lực về ngành khoa học dữ liệu đang tăng thì nhân công trong ngành này lại quá hiếm hoi dẫn đến sự thiếu hụt trầm trọng.

Yêu cầu trình độ chuyên môn cao, đòi hỏi khắt khe nhưng lại ít nơi đào tạo bài bản, chuyên nghiệp.

Số lượng đầu vào của ngành khoa học dữ liệu tại các trường đại học còn quá thấp.

3. Một số tố chất phù hợp với yêu cầu của ngành khoa học dữ liệu

  • Yêu thích công nghệ và có tinh thần học hỏi, tìm tòi, sáng tạo.
  • Giỏi toán và có tư duy logic
  • Có khả năng phân tích, khai thác và xâu chuỗi được vấn đề, thông tin và dữ liệu.
  • Nhẫn nại, kiên trì và chịu khó trong việc thực hành
  • Có nền tảng ngoại ngữ vững chắc để sẵn sàng cho thị trường trong nước và quốc tế.

4. Cơ hội nghề nghiệp

Dưới đây là một số vị trí nghề nghiệp của ngành khoa học dữ liệu:

  • Nhà phân tích dữ liệu (Data Analyst)
  • Nhà khoa học dữ liệu (Data Scientist)
  • Nhà phân tích kinh doanh (Business Analyst)
  • Kỹ sư dữ liệu (Data Engineer)
  • Học máy (Machine Learning)
Cơ hội ngành Khoa học dữ liệu

Không những thế, chuyên gia khoa học dữ liệu còn là một trong những công việc có thu nhập cao. Bạn có cơ hội làm việc tại các công ty lớn với môi trường làm việc phát triển và được hưởng chế độ đãi ngộ tốt.

Trong nền kinh tế phát triển hiện nay thì khoa học dữ liệu được cho là một ngành tuy mới mẻ nhưng tiềm năng rất lớn. Và khi xu hướng công nghệ gắn liền với kinh tế ngày càng phát triển thì khoa học dữ liệu cũng vậy.

Cho nên có thể nói lựa chọn đầu tư cho ngành học tiềm năng này là hướng đi đúng đắn. Bởi trong tương lai không xa, khoa học dữ liệu là một lĩnh vực không thể thiếu trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Việt Nam nói chung và thế giới nói riêng.  

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *