Việc cho trẻ một khoản tiền tiêu vặt sẽ giúp trẻ phát triển nhiều khía cạnh của bản thân. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng có thể đưa ra một khoản tiền hợp lý cho trẻ. Hãy cùng tìm hiểu lý do tại sao và cách xác định tiền tiêu hợp lý cho trẻ trong bài viết dưới đây.
1. Lợi ích khi cho con tiền tiêu vặt
Quản lý tài chính
Thực tế, việc cho trẻ một khoản tiền định kỳ mang lại nhiều lợi ích cho trẻ. Việc cho con tiền tiêu định kỳ sẽ giúp con phát triển kỹ năng tự quản lý tài chính.
Khi sở hữu một khoản tiền, con sẽ phải học cách cân bằng chi tiêu hợp lý cho những vật dụng như đồ dùng học tập, đồ ăn vặt,…
Điều này sẽ thúc đẩy tinh thần trách nhiệm của trẻ và làm trẻ trở nên tự tin cũng như độc lập trong nhiều hoạt động khác.
Sử dụng tiền
Bên cạnh đó, việc cha mẹ cho con tiền tiêu cũng khuyến khích kỹ năng sáng tạo ở trẻ. Cụ thể, trẻ khi nhận được tiền sẽ có ý thức về tài chính hơn.
Do đó, trẻ thường sẽ có xu hướng tìm kiếm các cơ hội phát triển tiền bạc của mình cũng như phát triển bản thân.
Đồng thời, việc tự lên kế hoạch chi tiêu cũng sẽ giúp trẻ phát triển khả năng tư duy phản biện và tính logic.
Hơn nữa, khi trẻ học được cách sử dụng tiền sớm, trẻ có thể sẽ có ý thức về tiền bạc tốt hơn cũng như sớm hình thành thói quen tiết kiệm trong tương lai.
2. Xác định số tiền tiêu vặt
Việc cho trẻ số tiền tiêu định kỳ là điều cần thiết. Tuy nhiên, để trẻ học được cách quản lý tiền bạc và phát triển theo chiều hướng tích cực, cha mẹ cần phải xác định số tiền cho trẻ một cách phù hợp.
Cụ thể, trước khi đưa ra quyết định, cha mẹ nên suy xét một số khía cạnh sau đây. Thứ nhất, số tiền bạn đưa cho trẻ phải khớp với những khoản tiền mà bạn thấy hợp lý đối với trẻ.
Ví dụ, tiền cho bữa ăn trưa và tiền mua quà sinh nhật cho bạn bè. Bên cạnh đó, khoản tiền bạn đưa trẻ cũng phải cân xứng với ngân sách chi tiêu của gia đình bạn.
Khía cạnh tiếp theo bạn có thể cân nhắc đó là độ tuổi của trẻ. Nếu con của bạn lớn hơn thì việc chi tiền cũng cần nhiều hơn.
3. Thói quen cho tiền tiêu vặt hợp lý
Việc tạo thói quen cho tiền định kỳ một cách hợp lý cũng rất quan trọng. Một gợi ý nhỏ đó là hãy đưa cho trẻ tiền tiêu mỗi tuần (dù cho con bạn có nhớ hay không).
Trong trường hợp trẻ tiêu hết tiền trước khi hết tuần, cha mẹ không nên đưa cho trẻ tiền của lần tiếp theo ngay lập tức. Điều này giúp trẻ học cách lập ngân sách một cách chặt chẽ và có thói quen sử dụng tiền cẩn thận hơn trong tương lai.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên khuyến khích trẻ chi tiền vào những sở thích lành mạnh và hoạt động từ thiện. Đồng thời, trẻ cũng nên khích lệ tự tiết kiệm một khoản tiền nhỏ thay vì tiêu hết.
4. Những sai lầm về “tiền tiêu vặt”
Tuy nhiên, việc cho tiền trẻ cũng có thể gây ra những sai lầm. Như chúng tôi đã nói từ bài “Phương pháp dạy con quản lý tiền bạc thông minh” thì bồ mẹ không nên dùng công việc nhà là công cụ để bé kiếm tiền.
Thay vào đó, một lời khuyên hữu ích đó là hãy tách công việc nhà và khoản tiền tiêu hàng ngày riêng biệt. Bạn vẫn cho trẻ tiền tiêu vặt dù cho bé có không làm việc nhà. Đồng thời, khuyến khích trẻ kiếm được được nhiều tiền hơn, bằng cách làm thêm công việc nhà sau khi đã hoàn thành công việc nhà hàng ngày.
Mỗi khi trẻ phạm lỗi, bạn nên phạt trẻ bằng cách hạn chế những việc trẻ yêu thích như sử dụng điện thoại, đi chơi với bạn,… thay vì thu tiền của trẻ.
Điều này sẽ thúc đẩy ý thức và tinh thần trách nhiệm của trẻ. Đồng thời, tránh cho trẻ những suy nghĩ sai lệch về tiền – Tiền có thể làm tất cả.
Việc quyết đưa trẻ bao nhiêu tiền tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên lưu ý đưa tiền cho trẻ một cách hợp lý để trẻ rèn luyện được nhiều thói quen lành mạnh. Hy vọng thông qua bài viết, các bậc phụ huynh đã xác định được số tiền tiêu vặt cần thiết cho trẻ và giúp trẻ phát triển nhiều khía cạnh khác trong cuộc sống.