Khi đi du học thì các quốc gia yêu cầu phải chứng minh tài chính du học, để đảm bảo rằng bạn có đủ khả năng tự chi trả cho tiền ăn, tiền học. Như vậy sẽ không trở thành gánh nặng của quốc gia đó. 

Chuẩn bị càng nhiều chừng từ chứng minh tài chính du học càng tốt

chứng minh tài chính du học

Quá trình xét duyệt nhanh chóng

Khi chứng minh tài chính người ta sẽ kiểm tra tiền sử hộ chiếu, lịch sử tín dụng, sao kê ngân hàng, thuế, người hỗ trợ trài chính của bạn. Để đảm bảo bạn có nguồn lực tài chính ổn định, và lượng tiền tích luỹ đủ sống trong thời gian học tập tại quốc gia đó.

Đặc biệt thu nhập này phải minh bạch, không có bất cứ dấu hiệu gian lận nào. 

Khi bạn đưa ra càng nhiều giấy tờ chứng minh tài chính ổn định và minh bạch thì cơ quan xét duyệt người ta sẽ kiểm tra một lần, hồ sơ sẽ được thông qua nhanh chóng. 

Còn nếu hồ sơ không rõ ràng thì người ta sẽ để sang một bên và phải mất thời gian chờ đợi rất lâu.

Tạo sự minh bạch

Khi bạn nộp sổ tiết kiệm với số tiền đủ đúng quy định, nhưng người ta vẫn yêu cầu chứng minh thu nhập, vì họ muốn biết nguồn gốc số tiền đó từ đâu ra, có minh bạch. 

Hồ sơ chứng mình thu nhập phải cho thấy được thu nhập hàng tháng, hàng quý, hàng năm của bạn hoặc người bảo trợ tài chính cho bạn. Nguồn thu nhập này có thể đến từ tiền lương hàng tháng, lợi nhuận kinh doanh, tiền từ các hoạt động hợp pháp, có tính ổn định. Ngoài ra tiền đóng thuế cũng là giấy tờ chứng minh tài chính bạn cần và nên cung cấp để cho thấy sự minh bạch. 

Ngoài ra, những tài sản sở hữu có giá trị như nhà đất, bất động sản, xe hơi… cũng là yếu tố giúp hồ sơ của bạn đẹp hơn, tăng tỉ lệ thành công trong việc chứng minh tài chính. Như vậy hồ sơ của bạn cũng có khả năng thông qua thuận lợi hơn.

Chú ý về tiền tiết kiệm

Phải có sổ tiết kiệm với số dư nhất định là yêu cầu bắt buộc khi chứng minh tài chính du học. Quy định về số tiền cần có trong sổ tiết kiệm sẽ khác nhau tuy theo mỗi quốc gia và khoá học mà bạn đăng ký (bạn có thể lên trang web của các đại sứ quán để tham khảo quy định chính xác).

Mọi người cũng cần lưu ý về thời hạn mở sổ tiết kiệm là thời hạn tính từ lúc bạn lập sổ cho đến lúc nộp hồ sơ visa và ở mỗi quốc gian sẽ có quy định khác nhau.

Như Úc, New Zealand, Mỹ, Canada tương đối giống nhau, bạn cần mở trước 3 tháng khi nộp hồ sơ xét duyệt visa hoặc lý tưởng nhất là 6 tháng. Còn với nước Anh thì chỉ cần mở sổ trước khi nộp hồ sơ 28 ngày là hợp lệ.

tiền tiết kiệm để chứng minh tài chính du học

Lưu ý khi phỏng vấn với lãnh sự quán

Khi phỏng vấn thì lãnh sự quán sẽ hỏi rất kỹ về tài chính để có thể đưa ra quyết định thông qua hồ sơ của bạn hay không. Cho nên mọi người phải nắm rõ được tài chính của bản thân mình, cũng như tài chính của người sẽ bảo trợ cho mình khi đi du học để trả lời chính xác, minh bạch. 

Nếu bạn thể thể hiện sự lúng túng hoặc trả lời không khớp với hồ sơ tài chính đã nộp, đại sứ quán có thể sẽ quyết định không đưa visa cho bạn. 

Hy vọng với chia sẻ về những lưu ý khi chứng minh tài chính du học trên thì mọi người sẽ có được sự chuẩn bị tốt nhất khi nộp hồ sơ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *