Kỹ năng giao tiếp cho trẻ có thể được coi là một trong những kỹ năng sống cần thiết cho mọi trẻ em và là kỹ năng đầu tiên mà chúng được học sau khi chào đời. Trẻ em sẽ học được các kỹ năng giao tiếp tốt hơn dưới sự hướng dẫn của các bậc cha mẹ và giáo viên nhà trường. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về các kỹ năng giao tiếp nào cần thiết cho trẻ em và làm thế nào cải thiện kỹ năng giao tiếp của trẻ hiệu quả nhất. 

1. Kỹ năng giao tiếp cho trẻ là gì?

kỹ năng giao tiếp cho trẻ là gì

Kỹ năng giao tiếp là khả năng truyền đạt, trao đổi thông tin, lắng nghe, phản hồi, ứng xử,… giữa người nói và người nghe nhằm đạt mục đích nhất định.

Với trẻ, khả năng giao tiếp bao gồm việc thể hiện bản thân và tiếp nhận thông điệp từ người khác. Trẻ em bắt đầu giao tiếp khá sớm, kể từ khi chúng được sinh ra và cất tiếng khóc báo hiệu đầu tiên.

Sau này, trẻ phải học cách nói chuyện để truyền đạt ý tưởng của mình cho người khác và hiểu những thông tin mà người khác muốn gửi đến mình.

Thông thường, sẽ có 3 hình thức giao tiếp chính: bằng lời nói, phi ngôn ngữ (không có lời nói nhưng có cử chỉ) và hình ảnh.

Chúng còn bao gồm thêm nhiều kỹ năng khác như nghe, nói và quan sát do đó, không dễ để trở thành một người giao tiếp tốt. Đó là lý do tại sao cha mẹ và giáo viên nhà trường nên can thiệp để dạy giao tiếp cho trẻ

2. Tại sao kỹ năng giao tiếp lại quan trọng đến sự phát triển của trẻ?

ại sao kỹ năng giao tiếp lại quan trọng đến sự phát triển của trẻ

Giao tiếp không chỉ là nghe và nói mà là cả một nghệ thuật. Giao tiếp là kỹ năng cần có và đóng vai trò quan trọng với mỗi đứa trẻ.

Với kỹ năng giao tiếp hiệu quả, trẻ có thể thể hiện bản thân một cách rõ ràng để truyền đạt ý tưởng của mình cho người khác và được người khác hiểu. Điều cần thiết nữa là trẻ phải học cách giao tiếp không chỉ hiệu quả mà còn lịch sự để biết cách tôn trọng người khác và được người khác tôn trọng lại.

Kỹ năng giao tiếp có thể kích thích sự phát triển của các kỹ năng quan trọng khác như quan sát và tư duy. Một đứa trẻ có thể giao tiếp bằng lời nói một cách lưu loát dường như cũng có khả năng tạo ra các giao tiếp tốt bằng văn bản. Điều này có thể giúp chúng đạt kết quả học tập tốt hơn.

Kỹ năng giao tiếp cho trẻ có thể ảnh hưởng đến cuộc sống sau này khi chúng phải xây dựng mối quan hệ xã hội với những người khác. Theo đó, trẻ có thể dễ dàng kết bạn, kết nối với các bạn đồng lứa, duy trì mối quan hệ và giải quyết xung đột.

Trẻ em được trang bị kỹ năng giao tiếp tốt sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi chia sẻ vấn đề và bày tỏ cảm xúc của mình. Do đó, cha mẹ và giáo viên có thể nhận được tín hiệu rằng chúng đang cần được giúp đỡ và kịp thời giúp chúng vượt qua khó khăn.

3. Những kỹ năng giao tiếp nào nên dạy cho trẻ?

Giao tiếp bằng lời

Giao tiếp bằng lời luôn cần thiết vì trẻ phải nói chuyện phù hợp với người khác để truyền tải nội dung của lời nói và điều chỉnh ngôn ngữ cho phù hợp với người nghe.

Điều quan trọng là trẻ cần học cách nói rõ ràng và lịch sự. Trong tương lai, khả năng giao tiếp với nhà tuyển dụng, đồng nghiệp hay đối tác kinh doanh là rất quan trọng, bất kể trẻ làm việc ở ngành nghề nào.

Giao tiếp phi ngôn ngữ

Các cử chỉ phi ngôn ngữ cũng là những yếu tố rất quan trọng mà trẻ cần nắm bắt. Trẻ em nên được dạy cách để duy trì giao tiếp bằng mắt trong khi nói chuyện với người đối diện để thể hiện rằng chúng đang quan tâm đến cuộc trò chuyện và tôn trọng đối phương.

Ngoài ra, thể hiện một số ngôn ngữ cơ thể trong khi đối thoại là một cách để diễn đạt ý tưởng hiệu quả hơn. Điều đó làm cho bài nói của chúng trở nên hấp dẫn và sinh động hơn qua các hành động như sử dụng nét mặt, cử chỉ tay, mỉm cười và gật đầu.

Giao tiếp bằng hình ảnh

Giao tiếp bằng hình ảnh

Kỹ năng giao tiếp bằng hình ảnh liên quan rất lớn đến việc sử dụng các phương tiện trực quan để truyền đạt ý tưởng và thông tin. Cụ thể hơn, cần phát triển các kỹ năng giao tiếp cho trẻ bằng cách cho chúng học qua tranh ảnh, vẽ biểu đồ, bản đồ, đọc truyện tranh,…

4. Làm thế nào để cải thiện kỹ năng giao tiếp cho trẻ?

Nói chuyện với trẻ thường xuyên

Trẻ em có thể học hỏi nhiều điều bằng cách bắt chước cha mẹ. Và nếu cha mẹ có thể nói chuyện với con cái thường xuyên, thì sẽ có cơ hội nhiều hơn trong việc phát triển các kỹ năng giao tiếp cho trẻ. Mục đích cuối cùng là làm cho trẻ cảm thấy thoải mái để bắt đầu và tiếp tục cuộc trò chuyện với bạn.

Trong một số trường hợp, trẻ có thể gặp khó khăn trong giao tiếp và ngại nói chuyện. Điều quan trọng là cha mẹ và giáo viên hãy khuyến khích trẻ tham gia vào các cuộc trò chuyện nhiều hơn, kiên nhẫn lắng nghe và hỏi những câu hỏi liên quan để trẻ phát huy tư duy của mình.

Có rất nhiều dịp để trò chuyện với trẻ, chẳng hạn như khi cả nhà ăn cơm với nhau, đi dạo trong công viên, chở con về nhà sau giờ học hoặc khi cả nhà cùng xem TV.

Hãy nhớ tìm chủ đề liên quan mà trẻ quan tâm để chúng cởi mở, bày tỏ suy nghĩ với bạn dễ dàng hơn. Từ đó, thúc đẩy chúng trao đổi thông tin có ý nghĩa với những người khác. 

Chơi kể chuyện với trẻ

chơi kể chuyện với trẻ

Cha mẹ có thể chia sẻ những việc con làm, con gặp phải trong ngày và hỏi han con cái của mình để biến hoạt động đó trở thành thói quen hàng ngày. Nếu cha mẹ và con cái đã quen trò chuyện và quan tâm nhau, thì việc giao tiếp có thể dễ dàng hơn khi có vấn đề phát sinh.

Cha mẹ cũng có thể sắp xếp thời gian để chơi trò chơi, kể chuyện bằng cách cung cấp cho trẻ những bức tranh đầy màu sắc. Bạn có thể yêu cầu chúng sắp xếp các bức tranh theo một trình tự hợp lý và tạo ra một câu chuyện từ đó. Đừng quên tham gia vào những câu chuyện của trẻ bằng cách đặt một số câu hỏi như “Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?”, “Làm thế nào mà điều đó xảy ra?” để phát triển tư duy của chúng.

>>> Xem thêm: 7 trò chơi phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ

Dạy trẻ về các cử chỉ của cơ thể

Khi giao tiếp với trẻ con, hãy giao tiếp bằng mắt đúng mực với chúng. Tốt hơn hết là cha mẹ nên duy trì giao tiếp bằng mắt với trẻ bằng cách ngồi xuống và nhìn thẳng vào mắt chúng. Đó là một cách để làm cho trẻ cảm thấy thoải mái và cũng thể hiện sự tôn trọng của bạn trong cuộc trò chuyện với chúng.

Đôi khi, những đứa trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp có thể là do khó hiểu về các ngôn ngữ cơ thể của người đối diện. Cha mẹ có thể chỉ cho trẻ cách thực hành tín hiệu phi ngôn ngữ mỗi ngày và giải thích ý nghĩa của những ngôn ngữ đó cho trẻ.

Ví dụ, bạn có thể nói với chúng: “Mẹ khoanh tay khi mẹ tức giận” hoặc “Khi con đảo mắt nhìn mẹ, mẹ cảm thấy không được tôn trọng”. Làm như vậy, trẻ có thể phát triển kỹ năng giao tiếp của mình tốt và nhanh hơn rất nhiều.

Tóm lại, kỹ năng giao tiếp hiệu quả đóng vai trò rất quan trọng ở trẻ và nó nên được rèn luyện từ khi chúng còn nhỏ. Hy vọng rằng sẽ với nhiều gợi ý hữu ích để cải thiện kỹ năng giao tiếp cho trẻ trên đây, bạn sẽ tìm được những phương pháp phù hợp và hiệu quả nhất cho những đứa trẻ của mình nhé! 

Xem thêm:

2 thoughts on “Kỹ năng giao tiếp cho trẻ: Các phương pháp để cải thiện

  1. pharmacy drugstore online says:

    Hello my family member! I want to say that this article is amazing, great written and come with almost all significant infos. I’d like to look more posts like this .

    • imp says:

      Thank you for your comment. I hope this information is useful to you. We have a lot of posts for this article. To read this, you can choose “Kỹ Năng” category in menu

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *