Lập kế hoạch học tập là một trong những kỹ năng quan trọng trong học tập. Vì có lên kế hoạch một cách rõ ràng, bạn mới có thể học tập một cách khoa học mà không bỏ lỡ bất kì một môn học nào. Dưới đây là một số hướng dẫn mà bạn có thể tham khảo và thực hiện để tạo nên kế hoạch học tập hiệu quả cho riêng mình. 

Xác định những môn cần học và mục tiêu cho kế hoạch học tập

Điều đầu tiên cần làm là hãy liệt kê ra những môn cần học phân bố theo giờ, buổi hoặc ngày ra giấy. Việc viết ra giấy sẽ giúp bạn dễ dàng hình dung những việc cần làm hơn và tránh việc thiếu sót nếu chỉ liệt kê trong đầu.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải xác định mục tiêu rõ ràng. Vì khi bạn xác định rõ ràng được mục tiêu của kế hoạch, bạn sẽ biết chính xác được bản thân mình cần phải cố gắng làm những gì để đạt được kết quả mong muốn.

Có thể có nhiều kế hoạch và kế hoạch có thể thay đổi để phù hợp với mục tiêu.

Ví dụ: kế hoạch hàng tuần sẽ khác với kế hoạch chuẩn bị cho kì thi học kì hay kiểm tra. Kế hoạch hàng tuần sẽ bao gồm các việc như chuẩn bị bài trước, học bài cũ,.. còn kế hoạch cho kỳ thi sẽ tập trung vào việc tổng hợp kiến thức và ôn tập.

Xác định mục tiêu cho kế hoạch học tập

Lên kế hoạch cụ thể và đặt dấu ưu tiên cho từng môn học

Tùy thuộc vào sức học mỗi môn mà có những kế hoạch khác nhau để cải thiện và tiến bộ hơn. Ngoài ra, còn tùy thuộc vào tính chất từng môn học mà bạn có thể lên danh sách những việc cần làm như tập trung làm bài tập để ghi nhớ công thức đối với các môn tính toán (Toán, Lý, Hóa)  hay dành thời gian cho việc đọc và vẽ sơ đồ tư duy để nắm chắc kiến thức đối với các môn nhiều kiến thức (Văn, Địa, Sử).

Điều cần làm tiếp đó chính là đặt dấu ưu tiên cho những môn cần cải thiện nhiều tùy thuộc theo độ khó, sức học hay lịch thi. Ở bước này, bạn cần phân tích rõ ràng cụ thể cho từng môn để đưa ra kế hoạch học tập tối ưu nhất.

Phân bố thời gian cho kế hoạch

Đây là một trong những bước quyết định độ hiệu quả của kế hoạch học tập. Bạn cần liệt kê ra khoảng thời gian rảnh rỗi trong ngày trong tuần để lên lịch cho các môn học. Hãy đảm bảo rằng bạn sẽ dành đủ thời gian cho mỗi môn học. Bên cạnh đó, bạn nên lên kế hoạch dự phòng cho ngày bận rộn và có thể linh hoạt, sáng tạo trong việc tìm thời gian rảnh cho việc học.

Ví dụ như: học trong khoảng thời gian đến trường bằng xe bus,… Một lưu ý nhỏ là nên thêm khoảng thời gian vui chơi vào kế hoạch để thư giãn đầu óc, đảm bảo cân bằng thời gian giữa việc học và dành thời gian cho bạn bè, gia đình.

Lên kế hoạch học tập cụ thể

Đánh giá độ hiệu quả của kế hoạch học tập

Việc đánh giá này có thể là sau một tuần hoặc một khoảng thời gian nhất định. Nếu bạn cảm thấy kế hoạch bản thân đưa ra có một vài chỗ không hợp lý thì sửa lại hoặc đã cảm thấy hài lòng thì hãy cố gắng bám sát kế hoạch để đạt được kết quả tốt hơn.

Sau khi tham khảo 4 bước để lập một kế hoạch học tập thì chắc hẳn bạn đã nắm rõ được cách thức rồi nhỉ? Vậy còn chần chờ gì nữa mà không không mau lập cho riêng mình một kế hoạch học tập đặc biệt trong mùa thi cử. Chúc các bạn sẽ đạt được kết quả mong muốn trong học tập! 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *