Giấc ngủ vô cùng quan trọng, nó góp phần vào sự phát triển và sức khỏe của bé. Dụng cụ hỗ trợ giấc ngủ như khăn quấn, ti giả, núm vú giả… đã trở thành “người bạn” giúp trẻ say giấc. Tuy nhiên, việc sử dụng công cụ hỗ trợ này chỉ nên áp dụng trong một khoảng thời gian nhất định để không ảnh hưởng đến trẻ. Vậy đâu là thời điểm cần dừng việc sử dụng các công cụ trợ giúp giấc ngủ cho bé? Dưới đây là những khuyến nghị từ chuyên gia nhi chia sẻ. 

1. Các loại dụng cụ hỗ trợ giấc ngủ cho bé được dùng nhiều nhất

Khăn quấn

Khăn quấn là dụng cụ hỗ trợ ngủ được ba mẹ tin dùng nhiều nhất trong quá trình tập cho bé tự ngủ. Phương pháp này vừa giữ ấm, vừa giúp trẻ ngủ sâu giấc hơn.

Quấn khăn là cách để tái tạo môi trường trong bụng mẹ, tạo cho bé sự quen thuộc và gần gũi. Nhờ đó con sẽ dần dần thích ứng được với môi trường xung quanh, không bị giật mình khi ngủ. 

quấn khăn dụng cụ hỗ trợ giấc ngủ cho bé
Quấn tã tạo ra môi trường giống bụng mẹ, giúp trẻ ngủ sâu hơn

Ti giả

Mút tay giống như bản năng của một đứa trẻ khi mới sinh. Hành động này mang lại cảm giác thoải mái và cũng là cách trẻ tự xoa dịu bản thân.

Tuy nhiên để tránh việc bé chọc tay vô thức trong khi ngủ, ti giả là giải pháp được nhiều mẹ sử dụng. Với chất liệu mềm, trẻ ngậm núm vú giả sẽ có cảm giác như được ngậm ti mẹ.

Nhờ đó trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. Ngoài ra, có một nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc sử dụng núm vú giả và giảm nguy cơ dẫn đến đột tử ở trẻ nhỏ.

ti giả dụng cụ hỗ trợ giấc ngủ cho bé
Sử dụng ti giả cho bé khi ngủ

Tiếng ồn trắng

Nếu ba mẹ đang có bé nhỏ khó ngủ, hãy thử tiếng ồn trắng. Công cụ này sẽ giúp loại bỏ những âm thành ồn ã của xe cộ, tivi làm ảnh hưởng đến trẻ.

Đây cũng là công cụ giúp xoa dịu trẻ nhỏ, làm trẻ bình tĩnh và có giấc ngủ ngon hơn, ít bị tỉnh giấc giữa chừng. 

2. Khi nào nên ngừng ngủ với ti giả/núm vú giả?

Mặc dù núm vú giả mang lại lợi ích khi trẻ còn nhỏ, nhưng khi lớn hơn, rủi ro bắt đầu xuất hiện.

Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) và Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA), việc lạm dụng núm vú giả có thể khiến răng của bé bị lệch lạc, thay đổi hình dạng vòm miệng và phát triển miệng không đúng cách.

Khi nào nên ngừng ngủ với ti giả/núm vú giả
Ba mẹ có thể dừng ti giả cho bé từ khoảng 18 tháng tuổi

Nhiều chuyên gia về nhi khoa đã đưa ra lời khuyên rằng: Ngừng sử dụng núm vú/ti giả khi trẻ 18 tháng tuổi. Tuy nhiên trong trường hợp bé có nguy cơ nhiễm trùng tai, ba mẹ nên dừng ti giả sớm hơn, khoảng 6 – 12 tháng tuổi. Nguyên nhân là do núm vú giả có thể gây tích tụ chất lỏng ở tai và gây nhiễm trùng.

3. Khi nào nên ngừng quấn tã cho con khi ngủ?

Quấn tã là một chiến lược thông minh để giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon hơn. Tuy nhiên bất kỳ dụng cụ hỗ trợ ngủ nào cũng chỉ có thời gian áp dụng nhất định để đạt hiệu quả tốt nhất.

Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến nghị các bậc cha mẹ ngừng quấn tã sau khi trẻ được hai tháng tuổi. 

Khi nào nên ngừng quấn tã cho con khi ngủ
Khi trẻ có dấu hiệu thoát khỏi quấn, ba mẹ nên dừng việc quấn tã 

Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy đã đến lúc ba mẹ phải nói không với việc quấn tã cho bé khi ngủ:

  • Phản xạ giật mình bắt đầu biến mất
  • Trẻ bắt đầu thức dậy thường xuyên hơn trong đêm 
  • Trẻ thoát ra khỏi quấn
  • Trẻ bắt đầu có dấu hiệu lăn lộn
  • Trẻ bắt đầu chống cự khi được quấn

Việc dùng các dụng cụ hỗ trợ giấc ngủ là một phần trong quá trình trưởng thành của trẻ. Việc này hoàn toàn không sai. Tuy nhiên ba mẹ cần lưu ý về thời điểm dừng các công cụ hỗ trợ để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển toàn diện ở bé.

Bên trên là một số những lời khuyên từ các chuyên gia về thời gian thích hợp cho trẻ ngừng ngủ với ti giả hay quấn tã. Hy vọng là ba mẹ đã có được những thông tin bổ ích để đồng hành cùng con trọng chặng đường khôn lớn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *