Hiện nay, tài chính ngân hàng là một ngành học khá hot. “Học tài chính ngân hàng ra làm gì?” là câu hỏi được rất nhiều học sinh, sinh viên đang tìm hiểu hoặc đang theo học ngành này quan tâm. Thực tế, phạm vi việc làm của ngành tài chính ngân hàng khá rộng. Để tìm hiểu cụ thể, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây. 

1. Học tài chính ngân hàng ra trường làm gì?

Để trả lời cho câu hỏi “Học tài chính ngân hàng ra làm gì?”, dưới đây là danh sách một số những công việc phổ biến: 

Chuyên gia phân tích tài chính

Một chuyên viên phân tích tài chính sẽ phải thực hiện việc nhận định các biến động về tài chính và nguồn lưu thông tiền tệ, phân tích và tổng hợp thông tin, xu hướng cũng như đưa ra các dự báo trong tương lai. Vị trí này có vai trò giúp công ty hoặc khách hàng nhận thức được xu hướng thị trường, những thách thức và cơ hội đầu tư, đề xuất cách hành động tốt nhất để đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn. 

Công việc này yêu cầu những sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành tài chính phải nắm vững những kiến thức chuyên môn, có kỹ năng liên quan đến dữ liệu và tin học, có tư duy chiến lược tuyệt vời và niềm yêu thích với thống kê.

Hiện nay, đây là một công việc được rất nhiều người yêu thích và mang lại nguồn thu nhập ổn định. Nếu như bạn có thể học lên thạc sĩ thì cơ hội việc làm, con đường thăng tiến và mức lương nhận được sẽ khả quan hơn.

Nói chung, tùy thuộc trình độ và kinh nghiệm, mức lương hàng tháng của một chuyên viên phân tích tài chính thường rơi vào khoảng 10 – 12 triệu đồng.

tài chính ngân hàng làm gì

Chuyên viên tín dụng ngân hàng

Một lựa chọn khác cho câu hỏi “Học tài chính ngân hàng làm gì?” là chuyên viên tín dụng ngân hàng. Đây là công việc cần phải thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng vì chuyên viên tín dụng ngân hàng giống như một cầu nối giữa khách vay vốn và ngân hàng.

Vị trí này sẽ phải thực hiện các công việc liên quan đến các vấn đề vay vốn, tín dụng, chẳng hạn như tư vấn vay vốn, kiểm tra nguồn vốn, thực hiện các thủ tục tín dụng… 

Để có đủ điều kiện ứng tuyển vị trí chuyên viên tín dụng ngân hàng, sinh viên cần phải có bằng cao đẳng trở lên với các ngành có liên đến tài chính ngân hàng.Thường thì vị trí này sẽ không yêu cầu kinh nghiêm, nhưng nếu đã có kinh nghiệm làm việc liên quan đến tín dụng thì đó sẽ là một điểm cộng với các nhà tuyển dụng.

Ngoài ra, bên cạnh kiến thức chuyên môn của ngành tài chính ngân hàng, ứng viên nên có những kỹ năng mềm để cơ hội việc làm rộng mở hơn. Xét trên mặt bằng chung, chuyên viên tín dụng ngân hàng sẽ thường nhận được mức lương là tầm 6 – 8 triệu đồng/tháng.

Môi giới chứng khoán

Nếu bạn chưa biết học tài chính ngân hàng làm gì thì có thể tìm hiểu nghề môi giới chứng khoán. Khi đảm nhận vị trí này bạn sẽ cần phải thực hiện các công việc như theo dõi và phân tích thông tin, tiến hành các giao dịch, đưa ra những lời khuyên, hoạch định kế hoạch và hướng đầu tư thích hợp cho khách hàng quyết định, để giúp  nâng cao tỷ suất lợi nhuận của khách hàng. 

Các ngành nghề liên quan đến chứng khoán thường có nhịp độ nhanh và áp lực cao, phù hợp nhất với những người có tính cách năng động, táo bạo. Nghề môi giới chứng khoán phải chịu ít sự giám sát nên nghề nghiệp này sẽ phù hợp với bạn nếu bạn là người theo chủ nghĩa cá nhân và tự kỷ luật.

Những nhà môi giới chứng khoán làm việc kém hiệu quả sẽ nhanh chóng bị đào thải ra khỏi thị trường. Bởi vậy nên đây một môi trường tương đối khó khăn và khắc nghiệt, nhưng bù lại là thu nhập khá cao.

Thông thường, thu nhập của của nghề này sẽ phụ thuộc vào quy mô thanh khoản thị trường chứng khoán. Mức thu nhập hàng tháng của một môi giới chứng khoán có kinh nghiệm 2-3 năm trở lên có thể lên đến cả trăm triệu đồng.

Giao dịch viên chứng khoán

Một ngành nghề khác trong danh sách “học ngành tài chính ngân hàng ra làm gì?” là giao dịch viên chứng khoán. Là một giao dịch viên chứng khoán, bạn sẽ có cơ hội tiếp xúc với những nhà đầu tư lớn và đảm nhận công việc liên quan đến các hoạt động giao dịch và các thủ tục lập tài khoản chứng khoán.

Để làm được công việc này bạn cần phải làm việc cẩn trọng, nhanh nhạy để nắm bắt được yêu cầu của khách hàng cũng như làm chủ được thời gian mở phiên giao dịch. Hiện nay, một giao dịch viên chứng khoán sẽ thường được nhận mức lương cứng là khoảng 6 – 8 triệu/tháng.

Ngoài ra, mức thu nhập của vị trí này còn có thể phụ thuộc vào mức huy động vốn của giao dịch viên và doanh thu của công ty.

giao dịch viên chứng khoán

Kế toán – kiểm toán

Kế toán và kiểm toán cũng là câu trả lời cho thắc mắc “Ngành tài chính ngân hàng ra làm gì?”. Khi đảm nhiệm vị trí kế toán, bạn sẽ làm việc trong bộ phận, phòng ban kế toán của các xí nghiệp và công ty với nhiệm vụ công việc là kiểm soát toàn bộ vấn đề chi tiêu, đánh giá và lên kế hoạch chi tiêu cho doanh nghiệp, phân tích lãi lỗ, phát hiện sai phạm và hỗ trợ các vấn đề kinh doanh tài chính như thuế.

Để đảm nhận vai trò kế toán, ngoài kiến thức chuyên môn thì bạn cần phải có kỹ năng giao tiếp để truyền đạt những vấn đề tài chính với đồng nghiệp, quản lý và khách hàng. Mức lương cơ bản của một nhân viên kế toán chưa có hoặc ít kinh nghiệm là 6 – 8 triệu. 

Còn với nhân viên kiểm toán, công việc của họ sẽ là kiểm tra, phân tích, đánh giá hồ sơ, báo cáo tài chính và các dữ liệu khác để cung cấp cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư và cơ quan quản lý một ý tưởng rõ ràng về cách họ đang hoạt động, cùng với các đề xuất để cải thiện.

Nghề nghiệp này yêu cầu ứng viên phải có sự tỉ mỉ, cẩn thận và nhạy bén với con số để có thể làm việc chính xác và hiệu quả. Đây là một vị trí đòi hỏi ứng viên phải có 1 – 2 năm kinh nghiệm trong ngành. Mức lương trung bình của một kiểm toán viên rơi vào khoảng 12 – 15 triệu đồng/tháng.

Giảng viên đại học

Để trở thành một giảng viên trong ngành tài chính ngân hàng, ít nhất bạn phải có bằng thạc sĩ trở lên về chuyên ngành này. Ngoài ra, hiện nay, các giảng viên còn được yêu cầu là cần có khả năng giao tiếp tiếng anh tốt.

Bên cạnh đó, ứng viên sẽ được ưu tiên nếu tốt nghiệp thạc sỹ hoặc tiến sỹ tại các trường đại học  có uy tín tại nước ngoài hay đã có kinh nghiệm làm việc trong các lĩnh vực liên quan đến tài chính ngân hàng.

2. Học tài chính ngân hàng ra làm việc ở đâu?

Bên cạnh “Học tài chính ngân hàng làm gì?” thì đây cũng là một câu hỏi được quan tâm không kém. Sau khi tốt nghiệp ngành tài chính ngân hàng, cử nhân ngành này có thể dự tuyển và làm việc tại:

  • Ngân hàng thương mại, quỹ tín dụng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính, cơ quan quản lý nhà nước về tài chính ngân hàng… 
  • Cục thuế và hải quan
  • Công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, công ty kiểm toán, công ty kinh doanh bất động sản, quỹ đầu tư…
  • Các trường trung cấp, đại học và cao đẳng 

Nói chung, cơ hội nghề nghiệp đối với sinh viên tài chính ngân hàng là khá lớn với phạm vi ngành nghề rộng. Với những thông tin ở trên, hy vọng rằng bạn đã có được câu trả lời cho thắc mắc “Học tài chính ngân hàng làm gì?” và phần nào giúp ích cho bạn trong việc quyết định ngành học và việc làm trong tương lai. 

>> Xem thêm: Cơ hội việc làm ngành tài chính ngân hàng có rộng mở?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *