Theo nhiều nghiên cứu về giáo dục, trẻ từ 24 đến 36 tháng tuổi đã phù hợp để bắt đầu tập dần một số thói quen sinh hoạt, vì vậy, rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 24 36 tháng tuổi là cần thiết để trẻ bắt đầu hình thành các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống từ những điều nhỏ nhất.
Vậy, đối với trẻ nhỏ độ tuổi này, các bậc phụ huynh nên tập cho con em mình những kỹ năng tự phục vụ nào là hợp lý? Hãy cùng theo dõi bài chia sẻ này để tìm ra câu trả lời.
1. Tập cho trẻ từ 24 – 36 tháng tuổi những thói quen đơn giản
Người ta thường nói rằng, trước khi muốn làm được những điều to tát, hãy hoàn thành tốt những điều đơn giản.
Đúng thật vậy, đối với trẻ nhỏ giai đoạn 24 đến 36 tháng tuổi, cha mẹ đã có thể bắt đầu tập cho trẻ một số thói quen đơn giản trong sinh hoạt.
Để đồ đúng chỗ
Đầu tiên là thói quen để đồ đúng chỗ. Nhiều bậc phụ huynh thường cho rằng độ tuổi 24 đến 36 tháng tuổi thường quá nhỏ để có thể nhớ đúng nơi đặt đồ, do đó, họ quyết định sẽ tập cho trẻ thói quen này khi trẻ lớn hơn.
Một trong những cách đơn giản nhất để hình thành thói quen này cho trẻ chính là áp dụng với những món đồ chơi quen thuộc mà trẻ tiếp xúc hằng ngày.
- Hướng dẫn trẻ xếp đồ chơi lại và cất vào nơi đặt đồ chơi thường ngày.
- Không vội vàng: Để tạo thói quen này một cách thành công, cha mẹ không nên quá vội vàng và nóng lòng nếu trong những ngày đầu, trẻ vẫn không đặt đồ chơi đúng chỗ.
- Tạo cơ hội: Sau mỗi lần trẻ sử dụng đồ chơi xong, cha mẹ có thể để trẻ có cơ hội tự dọn dẹp đồ chơi, và nhắc cho trẻ nơi đặt đồ chơi đúng chỗ mà trẻ cần đến.
Ngoài ra, đối với việc hình thành kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 24 36 tháng tuổi, cha mẹ còn có thể giúp trẻ tạo thói quen đặt đồ đúng chỗ đối với những dụng cụ, sách vở học tập của mình.
Dù trẻ học tập ở nhà hay được cho đi học, cha mẹ cũng nên dành thời gian học cùng bé và nhắc nhở bé dọn bàn học ngăn nắp, sắp xếp sách vở, dụng cụ học tập đúng chỗ để tập thói quen sinh hoạt tốt cho trẻ sau này.
Tự làm những việc nhỏ
Bên cạnh việc tự cho trẻ đặt đồ dùng, đồ chơi về chỗ cũ sau khi sử dụng, các bậc phụ huynh cũng nên giúp trẻ hình thành kỹ năng tự làm những việc nhỏ trong sinh hoạt cá nhân như cởi và mặc đồ.
Khi trẻ đã lớn, việc cởi và mặc quần áo gần như là nhu cầu cá nhân riêng tư mà trẻ nên làm một mình. Do đó, việc tập cho trẻ kỹ năng tự mình cởi quần áo và mặc quần áo là vô cùng cần thiết từ khi trẻ còn nhỏ.
- Hướng dẫn trẻ các thao tác cơ bản của việc cởi và mặc quần áo: ví dụ như cởi quần, khoác hai cánh tay áo, sau đó là cài và tháo nút áo,…
- Lặp lại thao tác đến khi con thành thạo: Một số chiếc áo tròng đầu đôi khi sẽ khiến trẻ khó khăn hơn trong việc mặc và cởi áo, vì vậy, cha mẹ có thể giúp trẻ thay áo và mặc áo cho đến khi trẻ thành thạo hơn.
- Kiên nhẫn và không nóng vội: Trẻ 24 36 tháng tuổi sức còn yếu và cần thời gian để tập luyện thành thạo việc thay quần áo. không phải bất kỳ đứa trẻ nào cũng thành thạo nhanh chóng nên bố mẹ cần phải rất kiên nhẫn.
Nếu thành thạo những thao tác này, trẻ sẽ có thể tự mình cởi và mặc quần áo mà không cần có sự giúp đỡ của cha mẹ.
2. Tập cho trẻ 24 đến 36 tháng tuổi những thói quen có nhu cầu
Không chỉ nên tập những thói quen sinh hoạt cơ bản cho trẻ, mà cha mẹ cũng nên chú ý hình thành các thói quen thuộc về nhu cầu sống cho trẻ 24 đến 36 tháng tuổi.
Nếu trẻ có thể thành thạo các thói quen phục vụ nhu cầu sống cơ bản từ nhỏ, quá trình lớn lên và phát triển của trẻ sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Tập ăn uống
Khi nhắc đến các nhu cầu cơ bản nhất trong cuộc sống con người, chắc chắn đó sẽ là ăn uống. Do đó, nếu trẻ đã được 24 đến 36 tháng tuổi, cha mẹ nên bắt đầu tập cho trẻ những thói quen tốt trong việc tự phục vụ nhu cầu ăn uống của bản thân.
Một số cách đơn giản nhất, khi cha mẹ tập cho con ăn uống:
- Khuyến khích con chủ động nói với người lớn nếu trẻ đói bụng để được chuẩn bị đồ ăn.
- Làm quen dần với các dụng cụ ăn uống và học cách sử dụng chúng trong bữa ăn: Cha mẹ nên cho trẻ bắt đầu với những sản phẩm bộ dụng cụ ăn uống dành riêng cho trẻ nhỏ với những thiết kế thuận tiện cho trẻ, ví dụ như muỗng cán to, đũa có lò xo để trẻ dễ gắp thức ăn,…
- Làm mẫu cho trẻ để trẻ thực hiện những thao tác sử dụng dụng cụ ăn uống dễ dàng và thành thạo hơn.
- Cha mẹ cũng như người lớn trong nhà nên khuyến khích trẻ uống nước thường xuyên để tốt cho sức khỏe.
- Cha mẹ giúp trẻ biết đâu là nơi uống nước mà trẻ có thể tự mình lấy nước, đâu là ly uống nước của trẻ, làm sao để lấy nước từ bình nước,… để trẻ không phải phụ thuộc quá nhiều vào cha mẹ trong những lần uống nước sau.
>>> Xem thêm: Một số cách dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ trong giờ ăn
Tập đi vệ sinh
Bên cạnh ăn uống, đi vệ sinh cũng là nhu cầu sống cơ bản mà cha mẹ nên tập cho trẻ từ sớm. Khi trẻ chưa quen với việc tự mình đi vệ sinh, cha mẹ nên dặn dò trẻ phải nói với người lớn nếu có nhu cầu.
Tiếp đó, khi trẻ đã phát triển hơn và quen thuộc với khu vực đi vệ sinh, cha mẹ hãy tập cho trẻ tự cởi quần, tự đi vệ sinh cũng như các thao tác lau, rửa sau khi đi vệ sinh.
Việc hình thành thói quen này từ sớm sẽ giúp trẻ chủ động hơn trong cuộc sống của mình từ những việc nhỏ nhặt nhất.
Không chỉ vậy, thói quen đi vệ sinh đúng chỗ sẽ giúp nâng cao ý thức sinh hoạt của trẻ khi sống trong cộng đồng trong tương lai.
3. Tập những thói quen vệ sinh cơ bản
Để hình thành hoàn thiện các kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 24 36 tháng tuổi, chắc chắn không thể bỏ qua những thói quen vệ sinh cơ bản như rửa tay, súc miệng, rửa mặt mỗi ngày.
Để làm được điều này, cha mẹ nên nhấn mạnh cho trẻ hiểu tầm quan trọng của việc vệ sinh cá nhân sạch sẽ đối với sức khỏe của mình.
Đồng thời, cha mẹ hãy kiên nhẫn để hướng dẫn trẻ cách sử dụng xà phòng, khăn rửa mặt cũng như cách rửa tay, súc miệng, rửa mặt sao cho đúng đắn.
Trên đây là những kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 24 36 tháng tuổi vô cùng cần thiết, hãy giúp trẻ hình thành từ sớm để có thể tạo được những thói quen tốt trong sinh hoạt sau này.
Bài viết tham khảo:
- Dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ bản thân ngay từ khi còn nhỏ
- Những kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mầm non cha mẹ nên dạy