Tuổi dậy thì là thời điểm mà tâm sinh lý của trẻ đang phát triển và có nhiều chuyển biến phức tạp. Thời điểm này, trẻ thường không biết cách quản lý cảm xúc của chính mình và cư xử bồng bột. Kỹ năng điều chỉnh cảm xúc là điều cần thiết mà bất kỳ bậc phụ huynh nào cũng nên rèn luyện cho đứa con của mình khi đến tuổi dậy thì của chúng. Bài viết sau đây sẽ gợi ý cho bạn một số cách có thể giúp trẻ tự điều tiết cảm xúc của mình, cùng theo dõi nhé. 

Dạy trẻ kỹ năng giải quyết tình huống và kiếm chế tức giận 

Khi con bạn cáu gắt vì một vấn đề mà chúng không giải quyết được, hãy chỉ cho chúng cách bình tĩnh, phân tích vấn đề và tìm ra giải pháp. Hãy thử đưa ra một số cách để giúp chúng có thể bình tĩnh lại như uống một cốc nước, hít thở sâu,… để chúng có thể quản lý cảm xúc, quản lý cơn nóng giận của mình.

dạy trẻ quản lý cảm xúc

Hãy đánh giá tiềm năng và khả năng của trẻ để có thể gợi ý cho chúng những giải pháp phù hợp, bạn cũng có thể chia sẻ những phương pháp điều khiển cảm xúc của mình để con có thể học theo những cách làm ấy. 

Dạy con những điều tích cực 

Hãy đưa ra cho con những câu nói hướng theo sự tích cực như “mọi chuyện sẽ ổn”, “con làm được”, “con sẽ làm tốt hơn”,… và áp dụng bằng cách xây dựng những tình huống cụ thể và để cho con tự thực hành các câu nói ấy. Đây là cách hữu hiệu để giúp con chuẩn bị tâm lý và quản lý cảm xúc của mình trong các tình huống khác nhau có thể xảy ra trong cuộc sống. 

Khen thưởng khi con biết quản lý cảm xúc của mình 

Những lời khen ngợi hay những phần thưởng nhỏ sẽ là những năng lượng tích cực giúp khuyến khích, cổ vũ tinh thần cho trẻ có động lực trong việc kiểm soát cảm xúc của chính mình. Trẻ sẽ có thêm nhiều động lực hơn để có thể thay đổi hình ảnh của bản thân và học tập những cách xử lý cảm xúc của chính mình 

Mỗi lần con kiềm chế được sự nóng giận của mình, hãy thưởng cho chúng một phần quà nhỏ mà chúng thích như một cái kẹo, hay một chiếc bánh.

Sau nhiều lần tiến bộ, trẻ có thể quản lý cảm xúc chính mình một cách khéo léo thì hãy đưa những phần quà lớn hơn như một lời khen ngợi về thành quả mà con đã đạt được. 

Làm một tấm gương tốt 

Điều quan trọng trong tất cả các phương pháp và hữu hiệu nhất trong tất cả các phương pháp là các bậc phụ huynh phải biết làm gương cho con của chính mình. Ba mẹ sẽ không thể chỉ dẫn cho con quản lý cảm xúc cá nhân trong khi ba mẹ lại luôn nóng giận và cáu gắt với đứa con của mình.

Hành vi của chính các bậc phụ huynh sẽ là điều mà con trẻ luôn học theo và bị tác động đến trong quá trình trưởng thành.  

cha mẹ làm một tấm gương tốt 

Ví dụ con bạn không hoàn thành việc nhà bạn đã giao, hãy nhẹ nhàng nhắc nhở chúng, nếu còn tái phạm, chúng sẽ bị phạt bằng nhiều cách khác nhau như cắt tiền tiêu vặt xuống hoặc không được chơi game trong ngày hôm đó.

Không nên nóng giận, la mắng chúng vì những điều đó khiến tâm lý chúng ngày càng kháng cự công việc ấy và sẽ xảy ra những xung đột không đáng có. 

Tư duy tích cực sẽ tạo ra những cảm xúc tích cực, để giúp con trẻ quản lý được cảm xúc thì chính các bậc sinh thành phải biết quản lý tốt cảm xúc chính mình, trước khi dạy cho con, cha mẹ phải tự học, và hiểu được những vấn đề về cảm xúc ấy để có thể rèn luyện cho con tự kiểm soát và quản lý cảm xúc của mình một cách tốt nhất.