Trẻ con thường tinh nghịch và hiếu động. Trong đó, nhiều trẻ cũng thường vô tình làm mình bị thương trong quá trình vui chơi và nô đùa. Chính vì vậy, sơ cứu vết thương là điều mà nhiều bậc phụ huynh cần biết và dạy cho trẻ của mình, đặc biệt là giúp trẻ tự lập khi bạn không thể sát cánh bên.
Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn dạy trẻ những điều cơ bản trong quá trình xử lý vết thương nhẹ một cách chính xác và bình tĩnh.

1. Đầu bị va đập
Chấn thương đầu là một trong những tình huống rất dễ xảy ra. Trước tiên, bạn nên dạy trẻ cách tự sơ cứu cơ bản.
Khi trẻ không có triệu chứng gì khác lạ, bạn nên nhắc trẻ nhanh chóng bọc một túi nước đá hoặc một túi rau củ đông lạnh trong một chiếc khăn mềm mỏng áp nhẹ nhàng lên vùng bị va đập để giảm sưng.
Nằm nghỉ ngơi và nói rõ tình hình của mình với bố mẹ và người lớn xung quanh (trường hợp khi không có bố mẹ ở bên). Đặc biệt là khi trẻ cảm thấy khó chịu hoặc đi kèm triệu chứng khác như buồn nôn hoặc nôn dai dẳng.
Bên cạnh sơ cứu, bạn nên lưu ý những điều cần tránh. Tuyệt đối không được dùng ibuprofen cho trẻ bị thương ở đầu. Lý do đó là thuốc có thể gây chảy máu nhiều hơn và dẫn tới nguy hiểm khi chấn thương sọ não.
2. Chảy máu cam
Đối với chảy máu cam, bạn hướng dẫn trẻ một số cách tự cầm máu như sau:
- Nghiêng đầu của trẻ về phía trước một chút.
- Sau đó, dùng khăn giấy để bịt chặt mũi để giúp cầm máu.
- Giữ tư thế này trong vòng 10-15 phút để cầm máu được hiệu quả nhất.
Theo nhiều nghiên cứu, sau khi máu được đông lại, trẻ nên chấm Vaseline vào bên trong lỗ mũi để giữ ẩm phần mũi.
Tuy nhiên, bạn nên lưu ý dặn trẻ không được phép nghiêng đầu phía sau. Điều ấy sẽ làm cho máu chảy ngược vào cổ họng và dạ dày gây tình trạng nôn.
Trong một vài giờ, bạn nên nhắc trẻ không được xì mũi và đưa vật gì vào mũi. Chúng sẽ làm tình trạng chảy máu diễn ra tiếp tục. Nếu máu không ngừng chảy trong vòng 30 phút, hãy đến cơ sở y tế gần nhất.
3. Vết bỏng
Đối với vết bỏng, trẻ nên được học cách sơ cứu như sau:
- Giữ phần bị bỏng của trẻ tại vòi nước mát từ 10-15 phút để giảm đau và làm mát da.
- Dùng đá được bọc trong khăn để chườm lên vết bỏng.
- Bôi thuốc mỡ có chứa kháng sinh như bacitracin để làm dịu vết bỏng và thúc đẩy quá trình tái tạo da.
Trong trường hợp trẻ vẫn còn đau, trẻ nên nhờ sự giúp đỡ của người lớn và được kê thuốc acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm đau.
Vài ngày sau đó, một vết phồng rộp sẽ xuất hiện ngay dưới tay của trẻ. Nhắc nhở trẻ đừng lo lắng và đợi đến khi vết rộp tự vỡ. Lưu ý, bạn đừng quên nhắc trẻ không được chườm đá và sử dụng vitamin E hoặc bơ lên vết bỏng. Điều ấy sẽ gây tổn thương mô đối với trẻ.
4. Các vết trầy, xước
Khi trẻ bị trầy hoặc xước da, bạn nên dạy trẻ sơ cứu vết thương bằng cách:
- Rửa sạch vết thương bằng nước máy và xà phòng.
- Thoa thuốc mỡ kháng sinh và băng lại vết thương.
- Trong trường hợp máu chảy thấm qua băng, hãy ấn trực tiếp và nâng cao vùng bị thương qua tim trong 15 phút để cầm máu.
- Dặn trẻ hãy tìm sự giúp đỡ từ cơ sở y tế gần nhất nếu vết thương của trẻ bị hở và chảy máu nhiều.
5. Trẹo chân
Trong trường hợp trẻ bị trẹo chân:
Nhắc trẻ ngồi xuống và nâng phần mắt cá chân bị thương cao hơn tim.
Đặt một túi nước đá chườm lên phần bị thương.
Trong 48 giờ, hãy dặn trẻ liên tục lặp lại quá trình này trong vòng 15 phút cách 1 tiếng.
Tuy nhiên, bạn nên lưu ý nhắc trẻ không đặt chân vào trong bồn nước ấm trong 48 giờ đầu tiên. Điều ấy sẽ làm vết thương sưng và gây đau đớn cho trẻ.
Luôn luôn nhắc nhở trẻ thông báo và tìm kiếm sự giúp đỡ từ người lớn. Trong trường hợp vết thương trở nên nghiêm trọng, hãy đưa trẻ đến phòng cấp cứu hoặc cơ sở y tế khẩn cấp.
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp các bậc phụ huynh trang bị cho con trẻ kiến thức về sơ cứu vết thương nhẹ một cách chính xác để trẻ có thêm tự tin hoạt động nhé.
Xem thêm: Những kỹ năng sống an toàn cho trẻ mà bố mẹ nên dạy