Trong quá trình nuôi dạy con trẻ từ nhỏ, các biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ là những điều cần thiết mà cha mẹ cần truyền tải một cách kiên nhẫn và từ tốn. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về việc dạy con trẻ kỹ năng tự phục vụ và những thông tin liên quan.

1. Kỹ năng tự phục vụ là gì? Vì sao cần dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ?

kỹ năng phục vụ là gì

Khi nuôi dạy trẻ từ nhỏ đến lớn, chắc chắn khâu chỉ dạy những kỹ năng sống cho trẻ là một trong những điều quan trọng nhất mà các bậc phụ huynh nên quan tâm hàng đầu. Trong số các kỹ năng sống, có thể nói kỹ năng cơ bản nhất mà cha mẹ nên dạy cho trẻ từ sớm chính là kỹ năng tự phục vụ bản thân.

Vậy kỹ năng tự phục vụ bản thân là gì?

Tuy mỗi người đều có những cách định nghĩa khác nhau, nhưng nhìn chung, kỹ năng tự phục vụ chính là những kỹ năng giúp trẻ có thể tự mình chăm sóc bản thân, tự đáp ứng được các nhu cầu cơ bản của bản thân, làm quen với cách ứng xử và giao tiếp với mọi người xung quanh và tự mình thực hiện được các công việc sinh hoạt hằng ngày. 

Vậy vì sao phụ huynh cần dạy trẻ các kỹ năng tự phục vụ từ khi còn nhỏ?

Trên thực tế, việc dạy các kỹ năng tự phục vụ bản thân chính là những bước cơ bản nhất giúp trẻ rèn luyện được tính chủ động, tự lập trong tương lai.

Đồng thời đây còn là những kỹ năng để trẻ có thể tự mình làm chủ bản thân, làm chủ hành vi và cuộc sống của mình.

Từ đó, trẻ sẽ học được cách ứng xử phù hợp với từng tình huống để tự chăm sóc bản thân và thích nghi với sự thay đổi không ngừng của cuộc sống xung quanh.  

2. Rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ theo từng độ tuổi

Kỹ năng tự phục vụ rất quan trọng đối với bất cứ đứa trẻ nào, đó cũng chính là lý do vì sao các bậc phụ huynh nên lựa chọn các biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ sao cho hợp lý, một trong những phương pháp đáng tham khảo chính là dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ dựa theo độ tuổi.

Kỹ năng tự phục vụ cho trẻ nhà trẻ

kỹ năng tự phục vụ cho trẻ nhà trẻ
Trẻ tập tự mặc đồ

Đối với trẻ nhỏ độ tuổi đi nhà trẻ (từ 24 đến 36 tháng tuổi), các bậc phụ huynh có thể bắt đầu dạy cho trẻ những kỹ năng tự phục vụ ở mức cơ bản.

  • Đầu tiên, hãy tập cho trẻ những thói quen đơn giản trong sinh hoạt, ví dụ như thói quen để đồ đúng chỗ sau khi sử dụng và thói quen tự làm những việc nhỏ như cởi đồ, mặc đồ,…
  • Tiếp theo, cha mẹ có thể tập cho trẻ tự mình thực hiện những thói quen giúp đáp ứng nhu cầu sống cơ bản của trẻ như tập ăn uống, biết nói với người lớn khi đói bụng và muốn ăn, học cách tự cầm thìa và tự múc đồ ăn; tập đi vệ sinh, biết nói với người lớn khi có nhu cầu đi vệ sinh, học cách tự mình cởi quần, học cách nhận biết khu vực vệ sinh và tự mình đi vệ sinh đúng chỗ, học cách tự mình lau chùi, rửa tay sau khi đi vệ sinh,…
  • Sau đó, cha mẹ có thể dạy trẻ chi tiết hơn về các thói quen vệ sinh cá nhân cơ bản, ví dụ như thói quen đánh răng súc miệng đúng cách, đúng giờ, thói quen sử dụng khăn rửa mặt sau khi đánh răng, thói quen vệ sinh tay, chân khi dính bẩn,…

>>> Xem thêm: Hình thành kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi

Kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mầm non

Đối với nhóm trẻ độ tuổi mầm non (từ 3 đến 6 tuổi), cha mẹ có thể chia thành ba giai đoạn để dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ cần thiết một cách thành thạo hơn so với những kỹ năng cơ bản đã dạy trẻ ở độ tuổi nhà trẻ.

Do đó, trong giai đoạn này, trẻ có thể sẽ chưa quá thành thạo ở những bước đầu tiên, nhưng cha mẹ hãy kiên nhẫn và từ tốn với con khi trẻ mắc sai lầm.

Kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 3-4 tuổi

Tập cho trẻ kỹ năng thực hiện thói quen ăn uống thành thạo mà không cần phải có sự giúp đỡ của cha mẹ

Nếu ở độ tuổi nhà trẻ, trẻ có thể thông báo với cha mẹ khi đói bụng và tập từng bước đầu tiên để sử dụng các dụng cụ ăn uống cơ bản cũng như tự múc đồ ăn.

Cha mẹ nên tập cho trẻ thực hiện kỹ năng múc, gắp đồ ăn bằng muỗng, đũa có độ khó cao hơn và tự mình ăn từ đầu đến cuối buổi cơm một cách thành thạo.

Tương tự, cha mẹ nên tập cho trẻ thói quen tự biết lấy nước uống bị cơ thể khát nước và biết uống nước đúng cách để không bị sặc.

Cha mẹ có thể sử dụng ống hút hoặc dạy bé uống nước trực tiếp từ ly, chai nhựa một cách từ từ để trẻ có thể tự mình lấy nước uống và sử dụng những dụng cụ uống nước phù hợp vào những lần sau.

Kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 4-5 tuổi

Khi trẻ đã lên 4 đến 5 tuổi, đây là lúc cha mẹ có thể dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ bản thân bằng cách tập những thói quen tự vệ sinh cá nhân sao cho thành thạo.

Trước hết, cha mẹ nên dạy cho trẻ thói quen rửa tay thường xuyên, hãy nhắc nhở trẻ rửa tay trước và sau khi ăn, rửa tay khi tay dính vết bẩn và rửa tay sau khi đi vệ sinh

Sau đó, hãy tập cho trẻ hai kỹ năng khó hơn đó là tự mình đánh răng và rửa mặt, đặc biệt là kỹ năng đánh răng – một trong những khâu quan trọng nhất có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của trẻ sau này nếu không được thực hiện đúng cách.

Trong quá trình này, đôi khi trẻ sẽ gặp phải khó khăn khi cầm và sử dụng bàn chải đánh răng đúng cách, vì vậy, cha mẹ có thể cùng trẻ tập luyện mỗi ngày trước gương để trẻ quen dần với cách đặt bàn chải, hướng chải răng đúng cách và cách nhận biết hàm răng của trẻ đã sạch sẽ khi được chải hết mọi ngóc ngách.

Đối với kỹ năng rửa mặt, cha mẹ nên dạy trẻ cách xác định những chỗ quan trọng cần được vệ sinh kỹ hơn như khóe mắt, hai bên cánh mũi, khu vực gần lỗ tai,… 

Kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi

kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi
Trẻ tự gấp đồ

Vào giai đoạn trẻ được 5 đến 6 tuổi, trẻ đã có thể tự mình thực hiện thành thạo các kỹ năng ăn uống và vệ sinh cá nhân cơ bản, do đó, đây là khoảng thời gian cha mẹ có thể áp dụng các biện pháp rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ theo hướng sâu rộng hơn.

Cụ thể, với những việc làm đơn giản hằng ngày như tự thay đồ, tự gấp đồ, trẻ 5 đến 6 tuổi đã có thể thực hiện dễ dàng theo sự hướng dẫn của phụ huynh.

Vì vậy, đây cũng là một cách giúp trẻ rèn luyện tính chủ động, tự giác, tự mình làm phần việc của mình trong cuộc sống hằng ngày.

Nếu trẻ đã có thể biết cách gấp đồ của bản thân, cha mẹ có thể dạy bé cách tương tự để có thể tự mình gấp đồ của các thành viên khác trong gia đình.

Hơn thế nữa, trong trường hợp trẻ tiếp thu nhanh nhạy và làm quen với việc gấp đồ, các bậc phụ huynh có thể hướng dẫn cho trẻ tự mình đi cất đồ của từng người vào ngăn tủ chính xác để rèn luyện trí nhớ cũng như thói quen phụ giúp gia đình cho trẻ sau này.

Tất nhiên, ban đầu có thể trẻ sẽ gặp một số khó khăn trong việc ghi nhớ và xác định ngăn tủ đồ đúng đắn của từng người, nhưng cha mẹ có thể hướng dẫn nơi cất đồ đúng cho trẻ theo từng ngày để bé ghi nhớ tốt hơn vào những lần sau.

3. Những kỹ năng tự phục vụ nên hình thành từ khi còn nhỏ

Để trẻ có thể được phát triển toàn diện từ nhỏ đến lớn, cha mẹ nên dạy trẻ những kỹ năng tự phục vụ cơ bản càng sớm càng tốt. Tuy mỗi giai đoạn phát triển trẻ sẽ học được những kỹ năng tự phục vụ khác nhau, nhưng tốt hơn hết, những kỹ năng tự phục vụ dưới đây nên được hình thành từ khi trẻ còn nhỏ.

Kỹ năng tự phục vụ trong ăn uống

Ăn uống là một trong những nhu cầu cơ bản nhất của con người, do đó, việc dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ trong ăn uống nên được thực hiện càng sớm càng tốt. Khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ nên từng bước tập cho trẻ kỹ năng tự phục vụ trong bữa ăn của mình:

  • Khởi đầu bằng cách tập cho trẻ sử dụng vật dụng dùng để ăn uống như thìa, bát
  • Sau đó, cha mẹ nên dạy bé cách cầm thìa sao cho chính xác, cách múc đồ ăn làm sao để không bị đổ,…

Tập được kỹ năng tự phục vụ trong ăn uống từ nhỏ sẽ giúp trẻ giảm bớt tính phụ thuộc vào cha mẹ trong mỗi bữa ăn, đồng thời cũng giúp trẻ chủ động hơn trong việc ăn uống của mình.

Ngoài ra, khi bé đã lớn hơn, cha mẹ có thể tập cho bé tự lấy đồ ăn khi đói, ví dụ như chỉ bé khu vực để đồ ăn vặt để bé tự biết tìm đồ ăn nếu muốn, đồng thời, đối với bữa cơm gia đình, cha mẹ có thể để bé lựa chọn những món ăn mà bé thích, nhưng cũng nên tập cho bé ăn các loại đồ ăn khác để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng.

Bên cạnh đó, cha mẹ nên dạy bé cách rót nước từ bình, cách cho nước vào bình nước cá nhân để sau này bé có thể tự làm nếu không có ba mẹ cạnh bên.

trẻ tự phục vụ trong ăn uống

Kỹ năng tự vệ sinh cá nhân

Bên cạnh ăn uống, vệ sinh cá nhân cũng là nhu cầu cơ bản của mỗi người, do đó, kỹ năng tự vệ sinh cá nhân của trẻ cũng nên được hình thành từ khi còn bé.

Cha mẹ có thể dạy bé cách rửa mặt, đánh răng sao cho sạch, sau đó, hãy dạy trẻ cách tự đi vệ sinh khi có nhu cầu.

Ở giai đoạn này, cha mẹ có thể hướng dẫn bé bằng cách sử dụng những dụng cụ hỗ trợ đi vệ sinh dành cho trẻ em để bé tập quen dần với việc tự mình đi vệ sinh.

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên nhấn mạnh với bé tầm quan trọng của việc vệ sinh cá nhân sạch sẽ để bé không thực hiện một cách qua loa trong việc vệ sinh cá nhân.

Cha mẹ cũng đừng quên hướng dẫn vệ rửa tay mỗi ngày, đặc biệt là sau khi chơi, trước và sau bữa ăn, sau khi đi vệ sinh,…

Kỹ năng tự dọn dẹp

Tuy kỹ năng tự dọn dẹp trong nằm trong những nhu cầu cơ bản của con người, nhưng đây luôn là kỹ năng cần có để rèn luyện ý thức tự giác giữ gìn vệ sinh chung khi sống trong một gia đình nói riêng và một cộng đồng nói chung.

Đây là bước đầu tiên để dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ bản thân và sống một cách gọn gàng, ngăn nắp trong tương lai.

Hơn thế nữa, có lẽ gia đình nào cũng sẽ đối mặt với cảnh dọn dẹp hàng đống đồ chơi của trẻ bày bừa khắp sàn, và đây chính là lúc cha mẹ nên dạy trẻ kỹ năng tự dọn dẹp, bắt đầu với những món đồ chơi quen thuộc của mình.

Khi trẻ đã lớn hơn, cha mẹ có thể tiếp tục phát triển kỹ năng tự dọn dẹp cho trẻ, không chỉ với những món đồ chơi, mà có thể đó là góc học tập của trẻ, hoặc dạy trẻ cách gấp quần áo gọn gàng và cắt quần áo đúng chỗ để trẻ có ý thức hơn trong việc dọn dẹp.

kỹ năng tự dọn dẹp

Kỹ năng giúp đỡ người khác

Việc giúp đỡ người khác là kỹ năng sống mà bất kỳ cha mẹ nào cũng nên dạy cho con trẻ từ sớm

Cha mẹ không chỉ là những đấng sinh thành mà còn là những người thầy, cô giáo của trẻ. Vì vậy, cha mẹ nên cho trẻ biết được sự quan trọng của lòng yêu thương, và giúp trẻ hiểu được vì sao chúng ta nên lan tỏa lòng yêu thương bằng cách giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn.

Không phải điều gì quá lớn lao, cha mẹ có thể bắt đầu dạy bé những cách giúp đỡ các thành viên trong gia đình như phụ dọn dẹp, lau chùi bàn ghế, phụ dọn bữa ăn,…

Khi bé đến trường, cha mẹ nên dặn dò bé biết giúp đỡ bạn bè trong học tập, vui chơi, đây không chỉ là cách để bé lan tỏa sự nhân ái mà còn giúp bé dễ dàng hơn khi hòa nhập với môi trường mới. 

>>> Xem thêm: Những kỹ năng giúp rèn khả năng sống tự lập cho trẻ

4. Vai trò của cha mẹ dạy kỹ năng tự phục vụ cho những trẻ đặc biệt

Với mỗi đứa trẻ khác nhau, cha mẹ có thể sử dụng nhiều biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ khác nhau, và với những đứa trẻ gặp tình huống đặc biệt, cha mẹ càng phải nên cẩn thận hơn, sẻ chia và thấu hiểu hơn khi chỉ dạy cho trẻ.

Trẻ tự kỷ

– Giúp trẻ tự lập khi không có cha mẹ

Đối với trẻ tự kỷ, sự sắp đặt của cha mẹ nhiều khi sẽ khiến trẻ không thoải mái nhưng vẫn giữ trong lòng, vì vậy, dù lo lắng cho trẻ, nhưng cha mẹ nên để bé có cơ hội tự mình thực hiện các hoạt động sinh hoạt của bản thân.

Ví dụ như tự lấy đồ ăn, tự sắp xếp tập vở, tự dọn dẹp đồ chơi, tự vệ sinh cá nhân,… thay vì cha mẹ làm hộ, làm thay vì nghĩ trẻ không làm được.

– Giúp trẻ nhận được sự quan tâm

Tuy cha mẹ cần để cho trẻ tự lập, nhưng không có nghĩa cha mẹ sẽ hoàn toàn không quan tâm đến sinh hoạt của trẻ.

Để tránh trường hợp đó, cha mẹ nên khuyến khích trẻ nói ra những nhu cầu của bản thân để được giúp đỡ, đồng thời, cha mẹ cần thắt chặt mối quan hệ gia đình hơn nữa để trẻ cảm thấy được sự quan tâm.

giúp trẻ nhận được sự quan tâm

Giúp trẻ giao tiếp hiệu quả

Không những nên khuyến khích trẻ nói ra nhu cầu của bản thân, cha mẹ cũng nên dành nhiều thời gian nói chuyện với trẻ để rèn luyện kỹ năng giao tiếp của trẻ.

Đồng thời, cha mẹ có thể tạo điều kiện để trẻ kết thêm những người bạn mới để giúp kỹ trẻ giao tiếp hiệu quả hơn với những người đồng trang lứa, từ đó trẻ có thể có cơ hội mở lòng hơn với những người xung quanh.

Hơn thế nữa, cha mẹ nên khuyến khích trẻ kể lại những khoảnh khắc vui vẻ mỗi ngày để trẻ thoải mái hơn trong việc chia sẻ với cha mẹ, đó cũng là cách giúp cha mẹ hiểu được suy nghĩ của trẻ để nuôi dạy trẻ tốt hơn.

Trẻ khuyết tật

– Giúp trẻ có khả năng tự lập

Đối với trẻ khuyết tật, việc dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ bản thân đôi khi sẽ gặp không ít khó khăn, nhưng cha mẹ nên kiên nhẫn và hiểu rõ được điểm mạnh, điểm yếu của cơ thể trẻ và giúp trẻ quen dần với khuyết thiếu của cơ thể và tập sinh hoạt hằng ngày một cách thuần thục.

Hãy bắt đầu từ những việc đơn giản nhất như rửa mặt, xúc thức ăn, dọn dẹp, giao tiếp, chơi đùa,…

– Giúp trẻ phát triển toàn diện

Để trẻ khuyết tật có thể phát triển toàn diện, cha mẹ nên dành nhiều thời gian không chỉ để trò chuyện với trẻ mà còn giúp trẻ phát triển những ưu điểm, sở thích của bản thân, đồng thời giúp trẻ dần cảm thấy không còn áp lực với điểm yếu của mình và tìm cách cải thiện nó.

Kiên nhẫn vẫn là chìa khóa để cha mẹ giúp trẻ dần tiến lên phía trước và sống một cuộc sống bình thường.

Sự tự lập và phát triển bản thân luôn là yếu tố quan trọng để trẻ lớn lên, vì vậy, cha mẹ hãy dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ bản thân từ nhỏ.

Bài viết tham khảo:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *