Chia sẻ là một trong những kỹ năng sống cần thiết, quan trọng cho con trẻ, cần phải rèn giũa lâu dài và bắt đầu từ những hành động, những định hướng nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống. Đặc biệt, khi còn nhỏ, việc giáo dục kỹ năng chia sẻ sẽ giúp trẻ dễ dàng thích nghi hơn với cuộc sống sau này.

Định nghĩa về chia sẻ

định nghĩa của quan tâm chia se

Chia sẻ là sự đồng cảm thương yêu, chủ động san sẻ cùng những người xung quanh. Đây là hành động cho đi mà không mong nhận lại.

Cụ thể, trong cuộc sống hàng ngày ta thường bắt gặp hình ảnh chia nhau miếng bánh, ly nước của trẻ nhỏ. Đó là hành động đầu tiên và dễ dàng nhận biết nhất.

Hơn thế nữa, chia sẻ không những nằm ở những giá trị vật chất mà còn là ở tinh thần như chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, chia sẻ những khó khăn, vấn đề gặp phải trong cuộc sống.

Tầm quan trọng của kỹ năng chia sẻ

Tầm quan trọng của kỹ năng chia sẻ

Giúp trẻ hòa đồng hơn với cuộc sống

Quan tâm, chia sẻ là một trong những đức tính quan trọng giúp trẻ hòa đồng hơn với cuộc sống và xã hội.

Thật vậy, việc chia sẻ thức ăn, đồ chơi với bạn bè là chiếc cầu nối để mối quan hệ giữa hai bên tốt hơn, dần dần trẻ sẽ được mọi người yêu thương, quý mến hơn.

Đây cũng là tiền đề để sau này trẻ biết chia sẻ cảm xúc với những người xung quanh, tạo nên những mối quan hệ khăng khít, bền chặt hơn.

Trẻ biết chia sẻ sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn

Có thể nói, không chỉ riêng đối với trẻ, chia sẻ giúp chúng ta cảm thấy hạnh phúc hơn. Đây được xem là món ăn tinh thần bổ dưỡng và rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Cho đi hay nhận lại một mẩu bánh, một chai nước, một lời hỏi han, giãi bày sẽ giúp cuộc sống thêm ý nghĩa và thi vị hơn.

Giải tỏa được những áp lực

Những điều không thể chia sẻ là thứ tạo nên áp lực không hề nhỏ lên tinh thần của mỗi con người. Những đứa trẻ không thể tâm sự cùng bố mẹ luôn luôn cảm thấy cô đơn, buồn tủi và dần dần thu mình lại với thế giới xung quanh.

Trẻ sẽ tự tạo ra cho mình những áp lực ngày càng lớn và gây nên những hậu quả nghiêm trọng khác. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra chứng ít nói, tự kỷ thường gặp ở trẻ ngày nay.

Điều chỉnh được hành vi chưa phù hợp 

Có những hành động trẻ không phân biệt được đúng sai. Việc có thể chia sẻ những suy nghĩ của bản thân giúp người lớn phát hiện được những suy nghĩ sai lầm hoặc những hành động chưa phù hợp để từ đó có cách giải quyết tốt nhất.

Không những vậy, việc chia sẻ cảm xúc còn giúp các bậc cha mẹ nhìn lại được bản thân xem cách giao tiếp, giáo dục đã hoàn toàn phù hợp với con hay chưa.

Thật vậy, đôi khi những hành động của bố mẹ làm trẻ buồn nhưng nếu trẻ không chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc của mình với bố mẹ thì vô tình những hành động đó cứ diễn ra, trẻ vẫn tiếp tục khó chịu và chúng ta thì không biết mình lại là nguyên nhân chính. Lâu dần, điều này sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến mối quan hệ giữa bố mẹ và trẻ.

Phương pháp dạy trẻ biết chia sẻ

Phương pháp dạy trẻ biết chia sẻ

Việc dạy trẻ biết chia sẻ là công việc không quá khó nhưng cũng không phải là dễ dàng. Nó đòi hỏi sự kiên trì lâu dài và bắt đầu từ những hành động, những định hướng nhỏ nhặt nhất. Và dưới đây là một số cách bạn có thể áp dụng:

Dạy con chia sẻ với bạn

Hãy chỉ ra một hành động chia sẻ từ người khác, đặc biệt sẽ rất hiệu quả nếu người đó là bạn bè đồng trang lứa của trẻ.

Ví dụ bạn có thể nói với con: “Bạn con hay chia sẻ đồ chơi với bạn khác, bạn ấy thật dễ thương nhỉ.”

Giành lời khen cho trẻ

Khi bạn thấy trẻ đang chia sẻ hoặc đợi tới lượt, hãy thể hiện sự chú ý của bạn với hành động đó của con và đừng quên khen ngợi hoặc khích lệ trẻ.

Ví dụ bạn có thể nói: “Mẹ rất thích khi con cho Cún chơi chung, thật là một hành động tuyệt vời.” 

Chơi trò chơi

Hãy cùng chơi những trò chơi về chia sẻ và luân phiên với trẻ. Bạn hãy hướng dẫn trẻ từng bước trước, sau đó cùng chơi.

Ví dụ: “Giờ đến lượt mẹ xây tháp, sau đó đến con nhé. Con cho mẹ mượn khối xếp hình màu đỏ của con và mẹ cho con mượn khối xếp hình màu xanh của mẹ nhé.”

Tâm sự với con

Tâm sự với con về những điều nhỏ nhặt nhất cũng như có thể hỏi ý kiến con cho những trường hợp cụ thể.

Cảm ơn con về những ý kiến, chia sẻ của con để con thấy được sự quan trọng của bản thân cũng như hiểu được lợi ích của việc chia sẻ cảm xúc.

Tham gia các khóa học

Không những dạy trẻ biết chia sẻ tại gia đình, các bố mẹ cũng nên cho con tham gia các lớp học ngoại khóa, nơi có phương pháp giảng dạy phù hợp cùng đội ngũ giáo viên kinh nghiệm để hoàn thiện kỹ năng chia sẻ cũng như quản lý cảm xúc ở trẻ.

Tại đây, trẻ sẽ được bổ khuyết những gì quan trọng nhưng chưa được trang bị đầy đủ ở môi trường học tập chính khóa cũng như ở gia đình. Trẻ không những được giáo dục để giao tiếp mạnh dạn trước đám đông, làm chủ bản thân, làm chủ việc học, làm chủ tương lai mà còn được tạo điều kiện tốt nhất để làm giàu cho đời sống tình cảm của mình, trở thành những con người biết sẻ chia biết yêu thương.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *