Ngành công nghệ thông tin là định hướng của tương lai, như chúng ta biết thì Chính Phủ Việt Nam đã đưa ra rất nhiều gói hỗ trợ khởi nghiệp cho ngành công nghệ, từ đó đem lại rất nhiều cơ hội đầu tư cho doanh nghiệp trong nước cũng như doanh nghiệp nước ngoài. Qua đó tạo ra sự bùng nổ về cơ hội việc làm cho thế hệ nhân lực mới, thế hệ Z, thế hệ công dân toàn cầu.

Công nghệ thông tin là gì?

Công nghệ thông tin (IT– Information Technology) là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại- chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội 

Ngành Công nghệ Thông tin

Một số chuyên ngành công nghệ thông tin được đào tạo nhiều hiện nay

Kỹ thuật phần mềm

Đối với những bạn thích lập trình thuần túy, thì đây là ngành rất phù hợp với bạn. “Phần mềm”, “chương trình” hay “ứng dụng” đều là các sản phẩm của việc lập trình. Là một ngành chuyên nghiên cứu về cách thức hoạt động, quy trình, testing của các phần mềm vi tính nhằm đáp ứng theo nhu cầu của người dùng và khách hàng.

Và chắc bạn cũng biết, chúng ta sử dụng phần mềm mọi lúc mọi nơi: từ ứng dụng văn phòng cơ bản như Microsoft Word, Excel, Powerpoint đến trình duyệt web Chrome, Firefox, Safari hay Facebook, Google search cũng là một dạng của ứng dụng, đó là chưa kể các hệ điều hành phổ biến như Windows hay Linux cũng là nhờ nó thôi!

Ngành này khá rộng nên ngoài các hướng đi phổ biến như thiết kế chương trình, ứng dụng, website thi lập trình game cũng là một hướng khác khá thú vị.

Hệ thống Thông tin

Một hệ thống bao gồm các yếu tố có quan hệ với nhau cùng làm nhiệm vụ thu thập, xử lý, lưu trữ và phân phối thông tin và dữ liệu và cung cấp một cơ chế phản hồi để đạt được một mục tiêu định trước.

Cụ thể là tập trung vào thiết kế, quản trị và vận hành các hệ thống thông tin, phân tích dữ liệu hỗ trợ ra quyết định, kết nối giữa các bên liên quan trong tổ chức, doanh nghiệp với các chuyên gia công nghệ thông tin, cũng như biết cách làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và có lợi thế cạnh tranh hơn.

Hiểu một cách đơn giản, hệ thống thông tin là ngành học về con người, thiết bị và quy trình thu thập, phân tích, đánh giá và phân phối những thông tin chính xác cho những người soạn thảo các quyết định trong tổ chức- doanh nghiệp.

An toàn thông tin

An toàn thông tin là một lĩnh vực nghiên cứu và hoạt động chuyên môn đa ngành, liên quan đến việc phát triển và thực hiện các cơ chế bảo mật của tất cả các loại có sẵn (kỹ thuật, tổ chức, định hướng con người và pháp lý) để giữ thông tin ở tất cả các địa điểm của nó (trong và bên ngoài vành đai của tổ chức) và do đó, các hệ thống thông tin, nơi thông tin được tạo, xử lý, lưu trữ, truyền và hủy, không bị đe dọa.

Các mối đe dọa đối với hệ thống thông tin và thông tin có thể được phân loại và mục tiêu bảo mật tương ứng có thể được xác định cho từng loại.

Một loạt các mục tiêu bảo mật, được xác định là kết quả của phân tích mối đe dọa, cần được sửa đổi định kỳ để đảm bảo tính phù hợp và phù hợp với môi trường phát triển.

Ngành an toàn thông tin

Mạng máy tính và truyền thông

Một trong các ngành thuộc nhóm ngành công nghệ thông tin, ngành này bao gồm việc thiết kế, xây dựng, vận hành toàn bộ hạ tầng truyền tải thông tin và thiết kế, xây dựng, quản trị toàn bộ hệ thống và mạng máy tính, quản trị người sử dụng, giám sát và điều phối các hoạt động khác liên quan đến toàn bộ hệ thống, mạng máy tính.

Hiện nay, mạng máy tính và truyền thông dữ liệu có ảnh hưởng lớn và sâu rộng trong mọi lĩnh vực của đời sống con người, chẳng hạn như:

  • Lĩnh vực truyền thông (Internet, mạng xã hội, báo điện tử…)
  • Lĩnh vực giải trí (âm nhạc trực tuyến, truyền hình, game…)
  • Lĩnh vực kinh tế (thương mại điện tử, quảng cáo trực tuyến…)
  • Lĩnh vực giáo dục (đại học điện tử, giải bài toán trên mạng…)
  • Lĩnh vực hành chính (chính phủ điện tử, văn phòng không giấy…)
  • Nhiều lĩnh vực khác của cuộc sống.

Khoa học máy tính

Ngành học cơ bản và đóng vai trò là nền tảng vững chắc cho các bạn sinh viên có thể theo học hai ngành còn lại thuộc lĩnh vực công nghệ số, đó là kỹ thuật máy tính và công nghệ thông tin.

Thương mại điện tử

Đây là việc tiến hành một phần hay toàn bộ hoạt động kinh doanh bằng các phương tiện điện tử. Một cách dễ hiểu hơn thì thương mại điện tử chính là việc mua bán sản phẩm hay dịch vụ thông qua internet và các phương tiện điện tử khác.

Các giao dịch này bao gồm tất cả các hoạt động như:

  • Giao dịch
  • Mua bán
  • Thanh toán
  • Đặt hàng
  • Quảng cáo
  • Giao hàng…

Kỹ thuật máy tính

Ngành nghiên cứu các nguyên lý, phương pháp để thiết kế và phát triển các hệ thống phần cứng và những phần mềm phục vụ cho hoạt động của các thiết bị phần cứng đó.

Kỹ thuật máy tính được nói đến trong nhiều khía cạnh của máy tính, từ thiết kế các mạch điện tử đơn giản đến thiết kế vi xử lý, máy tính cá nhân và kể cả các siêu máy tính.

Đặc biệt trong việc thiết kế các hệ thống nhúng dùng trong hầu hết các thiết bị điện-điện tử như điện thoại di động, xe hơi, các bộ điều khiển trong các máy móc, các robot công nghiệp.

Khoa học dữ liệu

Khoa học dữ liệu là một nghiên cứu khoa học chi tiết về luồng thông tin từ lượng dữ liệu khổng lồ có trong kho lưu trữ của một tổ chức. Nó liên quan tới việc có được những hiểu biết có ý nghĩa từ dữ liệu thô và không có cấu trúc được xử lý thông qua các kỹ năng phân tích, lập trình và kinh doanh.

Khoa học dữ liệu là sự pha trọng của nhiều công cụ, thuật toán và nhiều nguyên tắc khác nhau với mục tiêu khám phá các mẫu ẩn từ dữ liệu thô.

Trí tuệ nhân tạo

Trí tuệ nhân tạo hay trí thông minh nhân tạo (Artificial Intelligence) viết tắt là AI là trí tuệ được biểu diễn bởi bất cứ một hệ thống nhân tạo nào.

Về cơ bản, AI đề cập đến máy tính hoặc máy móc thực hiện các nhiệm vụ mà theo truyền thống đòi hỏi phải thực hiện chức năng nhận thức. Nó được liên kết với các khái niệm như tự động hóa và dữ liệu lớn.

Ngày nay, việc thu thập dữ liệu khách hàng, kết hợp với cải tiến công nghệ máy tính, có nghĩa là trí tuệ nhân tạo có thể được sử dụng cho một loạt các chức năng, từ dịch vụ khách hàng cơ bản, đến các nhiệm vụ cá nhân hóa, giải quyết vấn đề nâng cao hơn và thậm chí cho các quy trình bán hàng và nhắn tin trực tiếp.

Xu hướng công việc khi ra trường của kỹ sư ngành công nghệ thông tin

Cơ hội nghề nghiệp ngành công nghệ thông tin

Lĩnh vực việc làm của ngành công nghệ thông tin cho bạn nhiều lựa chọn hấp dẫn vì bạn có thể:

  • Trở thành lập trình viên phần mềm: người trực tiếp tạo ra các sản phẩm phần mềm
  • Kiểm duyệt chất lượng phần mềm: trực tiếp kiểm tra chất lượng các sản phẩm do lập trình viên tạo ra
  • Chuyên viên phân tích thiết kế hệ thống, quản lý dữ liệu, quản trị mạng, kỹ thuật phần cứng máy tính,…
  • Chuyên gia quản lý, điều phối các dự án công nghệ thông tin

Qua bài viết, hi vọng bạn sẽ có cho mình những hiểu biết sơ bộ về một ngành nghề mới này tại Việt Nam. Ngành công nghệ thông tin này có nhiều sự thay đổi qua các năm và dĩ nhiên thay đổi để hướng tới mục tiêu phát triển hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *