Ngày càng có nhiều bậc cha mẹ nhận thức được tầm quan trọng của việc tập cho bé tự ngủ. Để hiểu hơn về cách để luyện cho bé tự ngủ ngon và không bị thức giấc giữa đêm, mời các cha mẹ cùng tham khảo bài viết dưới đây.

1. Giai đoạn tốt nhất để tập ngủ cho bé

Bé được coi là có khả năng tự ngủ khi có thể ngủ liền mạch từ 6-8 giờ mỗi đêm và nếu bị thức giấc giữa đêm thì bé có thể tự ngủ mà không cần nhiều sự trợ giúp của cha mẹ.

Theo khảo sát thì có khoảng 60% các bé có thể tự ngủ khi được tầm 6 tháng tuổi. Nói chung, các chuyên gia khuyên rằng trẻ nên có thể tự ngủ càng sớm thì càng tốt. Giai đoạn tốt nhất để cha mẹ tập ngủ cho bé là khi bé được 3-4 tháng tuổi. 

2. Trình tự tập cho bé tự ngủ

Chỉ cần nắm được quy trình tập ngủ cho bé, cha mẹ có thể rèn luyện thói quen ngủ độc lập cho bé một cách dễ dàng và hiệu quả hơn:

Thiết lập trình tự ăn-chơi-ngủ (phương pháp EASY)

Phương pháp EASY là phương pháp được nhiều chuyên gia khuyến nghị để tạo thói quen ngủ cho bé. 

– E là ăn (Eat)

Đối với những tháng đầu đời của trẻ, để tạo thói quen EASY cho bé, bạn cần lên lịch hai loại bữa ăn cho bé: ăn theo cữ và ăn trong mơ. Hai loại bữa ăn này là chìa khóa để giữ cho em bé hài lòng và chúng sẽ ngủ suốt đêm.

Cho ăn theo cữ là việc cho trẻ bú cách nhau khoảng 2 giờ vào buổi tối, trước khi đi ngủ. Sau lần bú đầu tiên, bạn sẽ cùng em bé thực hiện các hoạt động vui chơi.

Sau đó, sau lần bú thứ hai, bạn sẽ đặt em bé đi ngủ ngay. Còn ăn trong mơ là việc bạn cho trẻ bú trong đêm khi trẻ vẫn đang ngủ. Các bữa ăn trong mơ sẽ diễn ra từ 10 giờ tối đến nửa đêm (không muộn hơn nửa đêm).

– A là hoạt động (Activity)

Theo phương pháp EASY để tập cho bé tự ngủ, sau khi cho trẻ ăn, thực hiện một hoạt động với trẻ sẽ thu hút trẻ và giúp thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của các kỹ năng vận động và nhận thức.

Việc bận rộn về thể chất và tinh thần cũng sẽ giúp trẻ mệt mỏi và sẵn sàng cho giấc ngủ.

Các hoạt động của em bé có thể bao gồm nằm sấp, tắm, đọc sách cho em bé nghe, hát cho em bé nghe, đưa em bé ra ngoài hoặc cho em bé chơi một món đồ chơi. 

tập cho bé tự ngủ

– S là ngủ (Sleep)

Giấc ngủ ngắn của trẻ sơ sinh có thể từ 20 phút đến 2 giờ. Bé sẽ có nhiều giấc ngủ ngắn trong ngày. Nhưng nếu bé ngủ ngắn quá lâu vào bạn ngày ngày, bé sẽ khó ngủ suốt đêm.

Đặc biệt, cha mẹ hãy để ý hai giấc ngủ ngắn cuối cùng trong ngày, nếu trẻ ngủ quá lâu trong những giấc ngủ ngắn này, trẻ sẽ có thể thức giấc nhiều vào ban đêm.

– Y là thời gian dành cho bạn (Your time)

Khi cha mẹ đã có thể tập cho bé tự ngủ, cha mẹ sẽ có thời gian dành cho riêng mình. Sau sinh, nhiều người mẹ thường không có thời gian cho bản thân.

Nhưng để giữ cho sức khỏe tinh thần và thể chất được đảm bảo, mẹ nên có thời gian cho bản thân, có thể sử dụng “thời gian dành cho bạn” này để lướt Facebook, nói chuyện với bạn bè, đọc tạp chí hoặc ngâm mình trong bồn tắm.

Nhận biết các dấu hiệu buồn ngủ

Nhận biết được các dấu hiệu buồn ngủ, bạn sẽ biết được thời điểm thích hợp để cho bé đi ngủ. Các dấu hiệu này bao gồm:

  • Ngáp: Giống như chúng ta, trẻ sơ sinh ngáp nhiều hơn khi buồn ngủ.
  • Chạm vào mặt: Trẻ nhỏ khi buồn ngủ có thể dụi mắt và mặt hoặc giật tai.
  • Trở nên bám mẹ: Em bé của bạn có thể kiên quyết bám lấy bạn và đòi bạn ôm, vỗ về.
  • Tiếng thút thít: Trẻ khi buồn ngủ có thể thút thít và sau đó chuyển sang khóc to.

Đưa bé vào môi trường ngủ

Tạo cho bé một môi trường lý tưởng cho giấc ngủ cũng là cách cho bé tự ngủ. Các yếu tố mà cha mẹ cần lưu ý bao gồm: nhiệt độ, âm thanh và ánh sáng.

– Nhiệt độ

Nhiệt độ lý tưởng cho giấc ngủ tối ưu của trẻ là khoảng 19-21 độ C. Nếu bạn sống trong một ngôi nhà khó kiểm soát nhiệt độ và khó đạt được nhiệt độ phòng trong phạm vi này, thì việc mặc quần áo cho trẻ là lựa chọn tốt nhất của bạn. 

– Ánh sáng

Chất lượng giấc ngủ cao hơn nhiều trong một căn phòng mát mẻ và tối. Bóng tối là điều quan trọng với giấc ngủ.

Sự thiếu vắng ánh sáng sẽ gửi một tín hiệu quan trọng đến cơ thể của trẻ rằng đã đến lúc phải nghỉ ngơi. Trên thang điểm từ 1-10, 1 là sáng và có nắng và 10 là tối đen, ánh sáng trong phòng lúc bé ngủ nên ở trong khoảng từ 8-10.

– Âm thanh

Em bé có thể dễ dàng bị kích thích quá mức bởi ánh sáng và âm thanh. Các chuyên gia thường khuyến nghị sử dụng tiếng ồn trắng cho giấc ngủ của trẻ.

Tiếng ồn trắng có rất nhiều lợi ích cho giấc ngủ của trẻ, bao gồm tăng chất lượng giấc ngủ và giúp giảm căng thẳng và tránh bị kích thích quá mức. 

Bế vác thư giãn

Bước tiếp theo trong cách để bé tự ngủ là bế vác thư giãn. Việc bế trẻ, đung đưa người và vỗ về nhẹ nhàng giống như là một tín hiệu để bé biết là đã đến giờ đi ngủ.

Động tác này cũng giúp bé thư giãn, thả lỏng và dễ đi vào giấc ngủ.

Đặt bé xuống giường hoặc cũi

Đây là một bước không thể thiếu để hướng dẫn trẻ tự ngủ. Tốt hơn hết là cha mẹ nên đặt bé nằm xuống giường hoặc cũi khi bé còn tỉnh. Và đây sẽ là lúc cha mẹ để bé tự xoay xở để đi vào giấc ngủ.

Khi đã đặt bé xuống giường thì cha mẹ nên hạn chế bế trẻ lên, kể cả khi trẻ khóc mà chỉ nên trấn an bé khi bé đang nằm.

3. Các công cụ khuyến khích bé tự ngủ

Cha mẹ có thể sử dụng những công cụ hỗ trợ để tập cho bé tự ngủ.

Nhiệt độ phòng

Nhiệt độ trong phòng của em bé là một yếu tố quan trọng vì một số lý do khác nhau. Phòng mát hơn cho em bé tương đương với giấc ngủ chất lượng hơn.

Khi chúng ta chìm vào giấc ngủ, cơ thể chúng ta sẽ tự nhiên được làm mát. Giúp cơ thể trẻ đạt đến nhiệt độ thấp hơn nhanh hơn có thể khuyến khích giấc ngủ sâu hơn. Mức nhiệt lý tưởng cho giấc ngủ của trẻ là 19-21 độ.

Khăn quấn

Những người mới làm cha mẹ thường được học cách quấn khăn cho trẻ sơ sinh từ các y tá trong bệnh viện. Một chiếc khăn ôm sát quanh cơ thể con có thể giống với tử cung của mẹ và giúp xoa dịu em bé sơ sinh.

Khi được thực hiện đúng cách, quấn khăn có thể là một kỹ thuật hiệu quả để giúp trẻ bình tĩnh và dễ đi vào ngủ hơn.

Ti giả

Thường thì ti giả sẽ có thể giúp bé ngủ nhanh và sâu giấc hơn. Có những bé còn thức giấc giữa đêm và tìm ti giả của mình.

Tuy nhiên cũng có những trẻ cảm thấy khó chịu khi ngậm ti giả, bởi vậy cha mẹ cần phải quan sát phản ứng của con mình.

dụng cụ hỗ trợ bé tự ngủ

Tiếng ồn trắng

Tiếng ồn trắng tạo ra một môi trường thoải mái giống như trong bụng mẹ, giúp làm dịu tâm trạng của trẻ sơ sinh, khuyến khích trẻ nín khóc và đi vào giấc ngủ nhanh hơn.

Vị trí tốt nhất để đặt nguồn phát ra tiếng ồn trắng trong phòng của em bé là đối diện với cũi, không phải ngay bên cạnh. 

Trên đây là cách để cha mẹ có thể tập cho bé tự ngủ. Mong rằng những gợi ý này sẽ giúp cha mẹ luyện cho bé tự ngủ cũng như giúp bé ngủ ngon giấc hơn.

Tham khảo: Cách dạy trẻ sơ sinh tự lập làm giảm áp lực cho mẹ

2 thoughts on “Cách tập cho bé tự ngủ ngon không bị thức giấc giữa đêm

  1. נערות ליווי - israel lady says:

    Greetings! Very helpful advice within this article! It is the little changes that will make the most significant changes. Thanks a lot for sharing!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *