Giao tiếp với con luôn được xem là chìa khóa để giáo dục con cái hiệu quả. Cha mẹ muốn dạy bảo con đúng cách thì phải nắm được tâm lý của con ở từng độ tuổi và nhu cầu ở mỗi giai đoạn. Đừng bỏ qua bài viết này, chúng tôi sẽ bật mí đến các bậc phụ huynh những cách giao tiếp với con theo từng độ tuổi khác nhau.
1. Giao tiếp với con theo từng độ tuổi
Giao tiếp với trẻ sơ sinh
Cất tiếng khóc chào đời là cách con dùng để giao tiếp lần đầu tiên. Tiếng khóc của con thường cho bạn biết rằng có gì đó đang xảy ra: đói, lạnh, con mệt, hoặc con muốn được vỗ về.
Trong thực tế, những nhu cầu của con có thể được xác định thông qua tiếng khóc. Ví dụ, tiếng khóc khi con đói có thể ngắn và nhỏ, trong khi tiếng khóc lúc con khó chịu sẽ to hơn. Đừng quá lo lắng khi con khóc mà nên học cách hiểu và an ủi con.
Ngoài ra, cũng có những lúc bạn quan sát được cái cười nhẹ từ con, những điều chỉnh cơ thể nhẹ, hay thậm chí cử động tay chân trong khi bạn nói.
Để giao tiếp với con dễ dàng hơn, cha mẹ nên biết cách nói chuyện và hiểu được các tín hiệu giao tiếp của con.
Hãy trò chuyện thường xuyên với con, vừa nói chuyện vừa nhìn thẳng vào mắt con với một giọng điệu ngọt ngào, vui đùa để con trở nên hoạt bát hơn. Dành thời gian bồng con, vỗ về và chơi cùng với con nhiều hơn khi rảnh rỗi.
Giao tiếp với trẻ từ 0-2 tuổi
Con ở độ tuổi này bắt đầu có sự phát triển về thể chất và dần hình thành khả năng nói bập bẹ. Tuy nhiên, lúc này việc giao tiếp của con còn hạn chế vì chúng mới có thể sử dụng khoảng 50 từ. Vì vậy, chúng cần cha mẹ giúp thích nghi với thế giới.
Con từ 0-2 tuổi có nhu cầu tiếp xúc thể chất lớn hơn để xoa dịu và tạo điều kiện cho chúng phát triển. Sự tương tác với người khác, chơi trò chơi và những cái chạm giúp các con cảm thấy an toàn và dễ chịu hơn.
Con lúc này cần sự quan tâm nhiều của cha mẹ. Cho nên, các bậc phụ huynh hãy giao tiếp với con càng nhiều càng tốt.
Vì thế, cha mẹ phải để ý khi nói chuyện và hành động, đồng thời áp lại các tín hiệu từ con và phản hồi nhất quán là cần thiết, để con có thể xây dựng mối liên hệ giữa hành động của chúng với phản ứng của người khác.
Tốt hơn hết là cố gắng giữ thái độ bình tĩnh, tích cực và thân thiện. Điều đó giúp con cảm thấy an toàn và thúc đẩy kết nối cảm xúc của bạn với con.
Giao tiếp với trẻ từ 3-5 tuổi
Trẻ ở độ tuổi này có thể giao tiếp bằng lời nói nhưng vẫn gặp khó khăn để biết cách nên tương tác với mọi người thế nào. Con cũng có thể khó tập trung vào một nhiệm vụ trong thời gian dài và xây dựng sự kết nối giữa các sự kiện khác nhau.
Chúng vẫn chưa thực sự biết cách quản lý cảm xúc của bản thân. Trong giai đoạn này, cha mẹ hãy dành thời gian để trả lời tất cả các câu hỏi mà con bạn đưa ra và lắng nghe những gì chúng nói. Nếu bạn ngó lơ, con sẽ chú ý đến điều đó và cảm thấy bị bỏ rơi.
Bên cạnh đó, phụ huynh cũng nên thường xuyên hỏi ý kiến con về một vài điều gì đó, và cho chúng một sự lựa chọn hạn chế để con phát huy được trí tuệ của mình. Hãy dạy con cảm nhận các loại cảm xúc khác nhau và học cách quản lý những cảm xúc.
>>> Xem thêm: Các nguyên tắc trong giao tiếp với trẻ mầm non
Giao tiếp với trẻ từ 6-11 tuổi
Ở tuổi này, con sẽ chính thức vào tiểu học và dành nhiều thời gian tương tác với bạn bè, thay vì cha mẹ. Chúng bắt đầu tìm kiếm sự riêng tư và khám phá các đặc điểm tính cách riêng của mình.
Con bạn lúc này có thể rất nhạy cảm với những lời chỉ trích và dễ xấu hổ. Hãy khuyến khích con khám phá niềm đam mê và tập trung vào những điều chúng đạt được thay vì chỉ trích khi con làm sai.
- Bạn hãy thường xuyên giao tiếp với con thông qua những câu hỏi mở và lắng nghe chia sẻ từ con.
- Cố gắng tìm một mối quan tâm chung có thể giúp bạn gia tăng sự kết nối với con.
- Đừng cố gắng ép buộc con nói chuyện hoặc “tấn công” con bằng những câu hỏi về một ngày ở trường của chúng.
Ngay cả khi con hành động nhưng thể chúng là người độc lập nhất trên thế giới, chúng vẫn cần biết rằng bạn sẽ là hậu phương của chúng và chúng có thể tin tưởng bạn, dựa vào tình yêu vô điều kiện của bạn.
Giao tiếp độ tuổi 12-18 tuổi
Đây có thể là một trong những giai đoạn thú vị nhưng cũng đáng sợ nhất đối với mối quan hệ giữa con cái và cha mẹ. Giao tiếp độ tuổi 12-18 tuổi. Chúng có thể tự đưa ra quyết định, thậm chí những quyết định này có thể tác động đến cuộc sống của chúng trong tương lai.
Ở độ tuổi này, chúng thường không biết cách quản lý cảm xúc. Chúng rất dễ hành động mà không suy nghĩ trước và đưa ra các quyết định bốc đồng có thể khiến chúng hối tiếc.
- Công nhận cảm xúc của con và hỗ trợ chúng, ngay cả khi vấn đề có vẻ khá nhỏ đối với bạn.
- Khen ngợi con vì những thành tích của chúng.
- Đừng cố gắng kiểm soát con mọi lúc.
Chúng có thể nhanh chóng trở thành người giỏi nói dối và che giấu thông tin, vì vậy cũng có khả năng tìm cách phá vỡ quy tắc của bạn nếu chúng thực sự muốn. Việc của bạn là tạo ra một không gian an toàn và cho con thấy rằng các quy tắc tồn tại vì lợi ích của con.
2. Cách giao tiếp với những đứa trẻ đặc biệt
Muốn giao tiếp được với những đứa trẻ đặc biệt, trước tiên cần nhận biết những khó khăn cơ bản của chúng.
Vì trẻ tự kỷ sẽ thường có những biểu hiện như: kém tương tác tới các hoạt động xã hội, không chia sẻ cảm xúc tích cực, sợ hãi, không thích nghi, không dùng điệu bộ, cử chỉ thông thường.
>>>Xem thêm: Cách giao tiếp và phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ tự kỷ
Những biểu hiện này có thể xuất phát từ việc chậm nói, chậm hiểu, chỉ nói các từ đơn hoặc không hiểu hết nghĩa của câu nói. Từ đó có thể ảnh hưởng tới nhận thức và tâm lý của trẻ.
Một số cách có thể áp dụng để giao tiếp với những đứa trẻ này như sau:
Trò chuyện với trẻ thường xuyên
Nhìn vào mắt trẻ khi nói, có những cử chỉ giao tiếp kèm theo phân tích để trẻ dễ hiểu và chú ý hơn. Luôn đặt sự quan tâm và tình yêu thương lên hàng đầu để trẻ cảm thấy được an toàn và bao bọc.
Giữ sự vui vẻ và tích cực
Liên tục để gây hứng thú thì trẻ mới duy trì sự chú ý và muốn tiếp tục giao tiếp. Kiên trì và chịu trách nhiệm là cần thiết cho những lúc này.
Cùng trẻ làm những công việc hàng ngày
Dành thời gian để cùng trẻ làm các công việc hàng ngày: ăn uống, vệ sinh, làm việc nhà,…
Giao tiếp bằng nhiều ngôn ngữ
Giao tiếp bằng tranh, sử dụng âm nhạc hoặc sách báo để tăng tính tưởng tượng và cho trẻ cảm nhận về cuộc sống xung quanh.
Kỹ năng giao tiếp rất quan trọng đối với các con. Để hỗ trợ và đồng hành cùng con trong từng giai đoạn phát triển, cha mẹ sẽ phải thực sự kiên nhẫn và chú ý đến từng biểu hiện nhỏ ở con. Chỉ khi bạn có thể dễ dàng giao tiếp với con về mọi điều, việc trở thành bạn hay là người dẫn đường của con sẽ không còn quá khó khăn nữa.