Giai đoạn trẻ từ 3-6 tuổi được xem là bậc thềm trước khi trẻ chuẩn bị vào giai đoạn học đường. Vì vậy, cách phụ huynh nuôi dạy trẻ 3 tuổi đến 6 tuổi có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Đó cũng là lý do chúng ta nên quan tâm và chú ý đến những phương pháp nuôi dạy trẻ vào giai đoạn này để đem lại lợi ích tốt nhất cho trẻ.
1. Sự phát triển của trẻ trong giai đoạn 3-6 tuổi
Sự phát triển trí thông minh
Trong giai đoạn 3 đến 6 tuổi, bộ não của trẻ sẽ ngày càng phát triển, kèm theo đó là khả năng tập trung cũng sẽ tăng cao hơn. Trong độ tuổi này, trẻ đã có thể tập trung vẽ một bức tranh hoặc nghe kể một câu chuyện trong 5 phút trở lên và phân tích một số tình huống dễ hiểu trong câu chuyện được kể.
Khi học hoặc chơi các trò chơi, trẻ thường sẽ cố gắng hết sức hướng đến sự chính xác để đạt được kết quả tốt nhất. Những thông tin được dạy trong giai đoạn này cũng sẽ được trẻ tiếp thu khá nhanh chóng, đồng thời, trẻ có thể suy nghĩ và tự mình trả lời những câu hỏi đơn giản từ người lớn về cuộc sống xung quanh hoặc thông tin cá nhân của trẻ.
Sự phát triển ngôn ngữ
Vào giai đoạn này, trẻ có thể hiểu được lời nói của chính mình, không còn nói ra những lời bâng quơ vô nghĩa như lúc nhỏ. Trẻ cũng có thể tự mình thể hiện tình trạng cơ thể hay tâm trạng của bản thân qua lời nói với người lớn, ví dụ khi trẻ đói, trẻ có thể tự mình nhận ra và nói lại điều đó với người lớn.
Vì vậy, khi nuôi dạy trẻ 3 tuổi đến 6 tuổi, chúng ta cần để ý tình trạng bản thân trẻ nhờ vào những lời nói của trẻ. Đây cũng là giai đoạn trẻ có thể phát âm rõ ràng được các thông tin cá nhân cơ bản như tên họ hay độ tuổi của mình.
Trẻ biết đặt những câu hỏi khi có thắc mắc cũng như tự mình trả lời được một số câu hỏi đơn giản nằm trong tầm hiểu biết của trẻ.

Sự phát triển vận động
Khi trẻ đã phát triển đến giai đoạn 3 đến 6 tuổi, trẻ có thể tự mình thực hiện được một số động tác đơn giản như đi lên, đi xuống cầu thang, nhảy tại chỗ, đứng được bằng một chân trong khoảng thời gian ngắn, nhảy lò cò,… và có thể tự mình cầm, nắm, mang, ôm một số vật dụng khi di chuyển.
Khả năng vận động của trẻ vào giai đoạn này sẽ phát triển khá tốt đi kèm với khả năng phản xạ, nhờ đó trẻ có thể từ chối hoặc đồng ý nhận lấy một thứ bất kỳ được đưa từ người khác, hoặc có thể tránh được chướng ngại vật xuất hiện trên đường đi của mình.
Sự phát triển tâm lý
Về mặt tâm lý, trẻ ở giai đoạn 3 đến 6 tuổi đã phát triển tính tự giác ở các mặt sinh hoạt cá nhân, trẻ có thể tự mình thay quần áo, đánh răng hoặc rửa mặt, tự chơi đồ chơi,…
Trẻ có phát triển vượt bậc trong các mối quan hệ, đặc biệt là mối quan hệ bạn bè xung quanh. Trẻ có khả năng tự mình kết bạn hoặc làm quen, gia nhập các nhóm bạn trong cuộc sống xung quanh.
Vào giai đoạn này, trẻ sẽ thấy thích thú khi làm quen và kết bạn với những người bạn mới cũng như cùng chơi với bạn bè. Trẻ dần học được cách quan sát và bắt chước lại những hành vi của người khác nếu không quá khó khăn.
2. Những phương pháp giúp trẻ phát triển kỹ năng toàn diện
Cho bé tự làm các công việc cá nhân
Đây là một trong những kỹ năng cần thiết nhất khi cha mẹ và các bậc phụ huynh nuôi dạy trẻ 3 tuổi đến 6 tuổi. Học được cách tự giác khi còn nhỏ sẽ giúp trẻ có được những ưu thế ở bản thân sau này, giúp trẻ dễ dàng thích ứng được với sự thay đổi hoàn cảnh xung quanh. Những công việc cá nhân như thay đồ hoặc rửa mặt, trẻ có thể thực hiện một cách dễ dàng.
Tuy nhiên, những công việc có độ khó cao hơn như đánh răng, phụ huynh cần tỉ mỉ hướng dẫn trẻ để trẻ không thực hiện sai cách, sẽ tạo thói quen không tốt cho trẻ sau này. Ngoài ra, khi cho trẻ đi học, phụ huynh cũng có thể hướng dẫn bé tự soạn ra những thứ cần thiết để bỏ vào cặp mang đi học, giúp bé tự giác hơn trong môi trường học đường.
>>> Xem thêm: Cách dạy con tự lập sớm ngay từ khi còn nhỏ
Học bằng hình học
Thay vì chỉ đơn thuần dạy bé cách đọc chữ hay cho bé đọc những câu chuyện chỉ toàn chữ, phụ huynh nên lựa chọn phương pháp dạy bé học với những hình học đơn giản quen thuộc, đây sẽ là cách giúp bé phát triển toàn diện hơn về mặt nhận biết.
Phụ huynh có thể chọn mua cho bé những quyển sách học hình học đơn giản có màu sắc và hình vẽ ngộ nghĩnh, trẻ sẽ cảm thấy thích thú và dễ nhận biết các đối tượng hình học hơn. Bên cạnh đó, giúp bé học bằng những đồ vật có hình dạng cơ bản gần gũi với cuộc sống cũng là một ý tưởng hay ho.
Giao tiếp với trẻ
Trong giai đoạn này, trẻ sẽ luôn cố gắng tìm hiểu nhiều hơn về cuộc sống xung quanh bằng những thắc mắc ngây ngô. Khi nuôi dạy trẻ 3 tuổi đến 6 tuổi, phụ huynh chúng ta nên chú ý dành ra nhiều thời gian để giao tiếp, nói chuyện cùng con.
Tốt hơn hết, phụ huynh nên sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để có thời gian học và chơi cùng trẻ, giúp trẻ giải đáp các thắc mắc về những điều được học cũng như những vấn đề trẻ muốn hỏi về cuộc sống xung quanh.
Hãy luôn sẵn sàng là chỗ dựa để trẻ có thể chia sẻ những thắc mắc, những tâm tư tình cảm của mình để phụ huynh dễ dàng thấu hiểu và gần gũi trẻ hơn.
Cho trẻ học vẽ
Những môn học nghệ thuật luôn là khía cạnh hấp dẫn và hay ho, rất đáng để trẻ trải nghiệm. Vì vậy, phụ huynh nên cho con mình tiếp xúc các khía cạnh nghệ thuật từ lúc nhỏ, ví dụ như môn vẽ.
Khoa học đã chứng minh, học vẽ có thể giúp trẻ phát triển trí thông minh, sự sáng tạo, sự khéo léo cùng những kỹ năng phản xạ và tư duy cần thiết, mang lại vô số lợi ích tuyệt vời đến cho trẻ sau này.
Không cần quá đầu tư nếu không có điều kiện phù hợp, chỉ cần một quyển vở trắng hoặc một tập giấy trắng cùng hộp bút màu cũng đã đủ để trẻ tập vẽ.

Chơi thông minh
Trong quá trình nuôi dạy trẻ 3 tuổi đến 6 tuổi, các bậc phụ huynh nên cho trẻ tiếp xúc và làm quen với các trò chơi phát triển trí tuệ cũng như những kỹ năng hữu ích cho trẻ sau này. Hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, những ứng dụng trò chơi thông minh dành cho trẻ nhỏ cũng được ra đời.
Phụ huynh hãy lựa chọn một vài ứng dụng hay ho phù hợp với trẻ để chơi cùng con, tăng sự thích thú, tính chinh phục và sự ham tìm hiểu của trẻ. Ngoài ra, những trò chơi dân gian cũng có thể giúp trẻ tăng nhanh sự phản xạ cũng như sự khéo léo của trẻ.
Cho bé đi học
3 đến 6 tuổi cũng chính là độ tuổi phù hợp để bé bắt đầu tiếp xúc với môi trường học đường. Phụ huynh nên lựa chọn trường mầm non thích hợp để bé bắt đầu đi học.
Khi cho trẻ đi học, phụ huynh có thể thường xuyên trao đổi với cô giáo để hiểu được tình hình học tập cũng như sự phát triển trong các mối quan hệ bạn bè của trẻ, từ đó có thể quan sát và phát hiện được sớm nhất có thể nếu trẻ gặp các chướng ngại về giao tiếp hay các vấn đề khi trẻ đi học.
Quá trình nuôi dạy trẻ 3 tuổi đến 6 tuổi đúng cách sẽ đem lại nhiều lợi ích cho trẻ sau này hơn những gì chúng ta nghĩ.