Thông thường, khi nhắc đến kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp, nhiều người thường nhầm lẫn kỹ năng cơ bản này với bản năng nghe tự nhiên của con người. Trên thực tế, hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau. Với tầm quan trọng của kỹ năng lắng nghe, nó sẽ đem đến cho bạn vô số lợi ích trong các cuộc giao tiếp, nhưng trước hết, có lẽ bạn sẽ cần luyện tập nhiều hơn để phát triển kỹ năng này của bản thân.

1. Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp quan trọng như thế nào?

Có thể bạn đã biết, giao tiếp cũng bao gồm quá trình trao đổi thông tin thông qua lời nói, ngôn ngữ cơ thể,… để đạt được những mục đích khác nhau.

Tuy nhiên, quá trình giao tiếp không chỉ bao gồm những thông tin cần thiết mà còn có nhiều thông tin nhiễu khác nhau, đó là lý do kỹ năng lắng nghe sẽ đóng vai trò quan trọng giúp bạn chọn lọc thông tin cần thiết cho mục đích của mình.

Sở hữu kỹ năng lắng nghe nhanh nhạy sẽ giúp bạn dễ dàng nắm bắt thông tin từ đối phương một cách đầy đủ và chi tiết nhất, thông qua đó chọn lọc được những thông tin quan trọng để hiểu và giải quyết vấn đề. 

kỹ năng lăng nghe quan trọng như thế nào

Ngoài ra, có thể nói kỹ năng lắng nghe còn là cầu nối cảm xúc giữa nhiều cá nhân với nhau, sự chủ động lắng nghe sẽ giúp con người dễ dàng hơn trong việc chia sẻ cảm xúc, sự cảm thông và có thể đặt mình vào vị trí của người khác để nhìn nhận sự vật, sự việc một cách đa chiều.

2. Cách rèn luyện kỹ năng lắng nghe để giao tiếp hiệu quả

Như đã đề cập, kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp không phải chỉ là hành vi nghe thông thường, đó là lý do bạn nên luyện tập và phát triển kỹ năng lắng nghe của mình, theo thời gian, bạn sẽ nhận ra kỹ năng này có ích như thế nào.

Tập trung hoàn toàn

Sự tập trung luôn là yếu tố bắt buộc hàng đầu để rèn luyện kỹ năng lắng nghe. Khi trao đổi và tiếp cận nguồn thông tin mới, bạn cần phải hoàn toàn tập trung để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin nào.

Hơn thế nữa, sự tập trung sẽ giúp bạn nhanh nhạy hơn trong việc chọn lọc và phân tích thông tin.

kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp

Sử dụng ngôn ngữ tích cực

Làm sao để người nói biết bạn đang thật sự lắng nghe như một sự tôn trọng cơ bản đối với họ? Hãy đưa ra phản hồi khi cần thiết.

Từ những gì bạn lắng nghe và tiếp thu, bạn cần lựa chọn từ ngữ phù hợp và sử dụng ngôn ngữ tích cực để đưa ra phản hồi của mình.

Điều này sẽ thiết lập sự tôn trọng giữa hai phía, đồng thời gia tăng sự tích cực để dẫn dắt câu chuyện đi đến mục đích giao tiếp mà hai bên nhắm đến.

Đặt câu hỏi

Cũng như vậy, những lời phản hồi của bạn không nhất thiết phải là sự đồng ý hay phủ nhận tuyệt đối, thay vào đó, bạn nên đưa ra những câu hỏi phù hợp ngữ cảnh để đối phương trả lời.

Bằng cách này, bạn sẽ nhận được nhiều thông tin hơn, đồng thời thể hiện cho đối phương thấy bạn thật sự hứng thú với những gì lắng nghe từ họ.

Quan sát ngôn ngữ cơ thể của đối phương

Cuối cùng, hãy quan sát ngôn ngữ cơ thể của đối phương. Cử chỉ tứ chi, biểu hiện trên mặt hoặc dáng đứng, dáng ngồi cũng có thể thể hiện một phần tâm trạng và thái độ của họ. Qua đó, bạn có thể cân nhắc để đưa ra lời phản hồi/câu hỏi phù hợp hơn.

Có lẽ sẽ cần nhiều thời gian để thành thục kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp, nhưng với những lợi ích mà nó có thể đem lại, khoảng thời gian đó sẽ hoàn toàn xứng đáng.

Tham khảo: Các kỹ năng giao tiếp cơ bản để thành công hơn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *