Trẻ bị sang chấn tâm lý luôn là một vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của các bậc phụ huynh, bởi những nỗi ám ảnh đó ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển và trưởng thành của trẻ. Hãy tham khảo những cách dưới đây để có thể giúp trẻ vượt qua những sang chấn tâm lý hiệu quả và an toàn nhé.

1. Những sự kiện ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ

trẻ bị sang chấn tâm lý

Hoảng loạn

Nỗi sợ hãi có thể bắt nguồn từ những tình huống cụ thể hoặc các đồ vật dễ khiến ta liên tưởng, phổ biến phải kể đến như bóng tối, độ cao, máu, búp bê, các nhân vật chú hề hay kim tiêm,…

Đây là những nỗi sợ hầu hết tuổi thơ của mọi đứa trẻ đều có thể trải qua. Khi đối mặt với những điều này, trẻ bị sang chấn tâm lý có thể cảm thấy hoảng loạn, lo lắng và rơi vào trạng thái mất bình tĩnh. 

Ám ảnh

Một khi nỗi sợ đã được hình thành, khi chỉ nghĩ về nó thôi cũng khiến trẻ trở nên lo lắng, đổ mồ hôi hay khó thở, ta gọi đó là ám ảnh.

Trẻ có thể tưởng tượng ra nỗi sợ hãi ở mọi nơi, liên tưởng những thứ chẳng hề liên quan đều biến thành những thứ đáng sợ.

Hay tệ hơn, trẻ sẽ luôn trong tình trạng suy diễn, cảm thấy bất an và lo rằng nỗi sợ có thể đến bất cứ lúc nào.

Sang chấn

Là kết quả của sự hoảng loạn và ám ảnh, việc sang chấn tâm lý ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến cảm xúc của trẻ. Trẻ có thể luôn trong tình trạng căng thẳng, dè chừng, gây tác động tiêu cực đến mọi hoạt động, hành vi và mọi mối quan hệ với những người xung quanh. 

2. Những rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý

Cơ thể trẻ sẽ có những phản ứng mãnh liệt đối với các sự kiện khiến chúng sang chấn, ta gọi là rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý.

Những tình huống gây kích hoạt các phản ứng này thường thấy nhất sẽ là xâm hại tình dục, tai nạn giao thông, hay mất đi người thân,…

Trẻ sẽ mất một thời gian sau đó để trải qua sự lo lắng, sợ hãi và luôn nghĩ về sự kiện đó, khiến chúng có thể gặp ác mộng, khó ngủ hay luôn tỏ ra cáu kỉnh, dè chừng với tất cả mọi người. 

3. Cách giúp trẻ trải qua những sang chấn tâm lý

Cách giúp trẻ trải qua những sang chấn tâm lý

Kiểm tra sức khỏe thể chất cho con

Sau khi trẻ gặp những cơn sang chấn, bố mẹ cần đưa con đi kiểm tra sức khỏe thể chất nhằm đảm bảo rằng con mình không bị tổn thương thể chất.

Nếu sức khỏe thể chất không ổn và không được phát hiện kịp thời cũng gây ảnh hưởng xấu đến việc chữa trị cú sốc tinh thần.

Giúp con cảm thấy an toàn

Những đứa trẻ bị sang chấn tâm lý thường cảm thấy cô đơn, lạc lõng và bất an. Bạn nên ở bên và động viên, trò chuyện cùng con nhiều hơn để bé cảm thấy an toàn hơn phần nào.

Phải giúp cho trẻ hiểu rằng, bố mẹ vẫn sẽ luôn bên cạnh lắng nghe và bảo vệ con dù có chuyện gì xảy ra đi chăng nữa. 

Giúp con giữ bình tĩnh

Mất bình tĩnh là điều không thể tránh khỏi ở những đứa trẻ vừa trải qua điều tồi tệ. Chúng sẽ luôn tưởng tượng rằng chuyện kinh khủng đó có thể lại xảy ra bất cứ lúc nào.

Bạn nên trấn an con bằng những cái ôm, giải thích để con hiểu rằng chuyện đó đã qua đi, và hướng con đến những điều tích cực nhất. 

Nói con những điều con cần biết

Đừng cố lảng tránh và nói dối trẻ bất cứ điều gì về những điều làm con sợ hãi đó. Trẻ cần hiểu được sự thật, đối diện với nỗi sợ thì mới có thể vượt qua nó. Qua đó, bạn cũng có thể dạy cho con những điều cơ bản để bảo vệ bản thân trước những tình huống xấu. 

Cùng con vượt qua sang chấn tâm lý sẽ là một hành trình dài đầy gian nan, nhưng bạn đừng bỏ cuộc, hãy là chỗ dựa vững chắc để trẻ có thể vượt qua nỗi sợ của mình. Mong rằng những lời khuyên trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình cùng trẻ bị sang chấn tâm lý vượt qua nỗi sợ hãi.

Để phòng tránh và phát hiện vấn đề của con nhanh hơn, thì bố mẹ nên quan tâm và giao tiếp với con nhiều hơn: