Việc nắm được cách giao tiếp với trẻ tự kỷ là một điều không hề dễ dàng. Bởi trẻ em mắc bệnh này thường sẽ có xu hướng thu mình tồn tại trong một thế giới riêng tư. Ở đó, chúng bị hạn chế về khả năng giao tiếp và tương tác với người khác. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để nhận biết những đặc điểm của trẻ tự kỷ và cách để giao tiếp hiệu quả với chúng.

đặc điểm của trẻ tự kỉ

1. Đặc điểm giao tiếp của trẻ tự kỷ

Giao tiếp lời nói

Trẻ tự kỷ sẽ có sự khác biệt trong việc xử lý thông tin trong não bộ so với những đứa trẻ bình thường khác, nhưng chúng vẫn biết nói đúng với sự phát triển theo độ tuổi với cách diễn đạt câu thường đơn giản.

  • Chúng có thể lặp lại các từ hoặc cụm từ của người khác hoặc những từ chúng đã nghe trên TV hay điện thoại một cách không có nghĩa hoặc bằng một giọng điệu khác thường.
  • Sử dụng những từ trẻ tự nghĩ
  • Nói đi nói lại cùng 1 từ
  • Nhầm lẫn cách cách xưng hô, cách dùng từ

Trẻ chỉ có khả năng nói thụ động, đối đáp và phản hồi kém trước những lời nói của mọi người. 

Giao tiếp phi ngôn ngữ

Trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn trong việc sử dụng những cử chỉ và ngôn ngữ hình thể để thể hiện điều mà chúng quan tâm.

Đôi khi, chúng lại dùng những hành động có vẻ khác lạ như trẻ có thể nắm lấy tay của cha mẹ và đẩy họ nhìn về phía những thứ mà chúng muốn nói tới.

Hoặc có thể chỉ vào thứ mà chúng muốn, sau đó chuyển hướng nhìn sang người khác, để cho họ biết rằng chúng muốn đồ vật đó.

Ngôn ngữ cơ thể của trẻ tự kỉ không được thể hiện rõ, không có sự logic như bình thường nên cha mẹ sẽ gặp khó khăn khi hiểu chúng.

Hành vi

Việc giao tiếp và thể hiện của trẻ gặp khó khăn, nên bình thường chúng sẽ có những hành vi kỳ lạ mà bạn có thể thấy ở trẻ tự kỷ như đi trên các ngón chân, đi từng bước, lắc lư, đu đưa thân người, tự làm hại bản thân…Các hành vi này có thể được sử dụng thường xuyên khi trẻ gặp căng thẳng, không vui, bối rối hoặc sợ hãi.

2. Cách giao tiếp với trẻ tự kỷ

Kiên nhẫn và kiên trì

cách giao tiếp với trẻ tự kỷ

Thường sẽ mất nhiều thời gian hơn để trẻ tự kỷ hiểu được lời nói xung quanh. Cho nên, bạn cần nói chậm lại và sử dụng những từ ngữ dễ hiểu để giải thích cho con.

Trẻ tự kỉ không có khả năng kiềm chế cảm xúc, nên mỗi lần gặp những tác động mạnh như lo lắng, hồi hộp, sợ hãi chúng đều thể hiện hết ra ngoài và đồng thời việc điều chỉnh cảm xúc cũng chậm hơn so với những đứa trẻ bình thường.

Chính vì vậy, bố mẹ phải là người kiên nhẫn và kiên trì giúp con thay đổi một cách từ từ và chậm rãi.

Biết cách khen thưởng

Trẻ em mắc chứng tự kỷ rất nhạy cảm với cách mà người khác đối xử với chúng và rất dễ bị tủi thân. Hãy thường xuyên khen ngợi khi chúng có những dấu hiệu tốt và cố gắp loại bỏ hành vi gây khó chịu chỉ để có được sự chú ý của bạn.

Giao tiếp thông qua hoạt động thể chất

Đôi khi, những tương tác cơ thể, những cái chạm hay chơi trò chơi lại là một cách giao tiếp với trẻ tự kỷ hiệu quả.

Trẻ tự kỷ cũng cần được ôm ấp, vỗ về và chơi đùa giống như những đứa trẻ khác, thậm chí là nhiều hơn. 

Thể hiện tình yêu và sự quan tâm

Trẻ tự kỷ vẫn có cảm xúc và suy nghĩ riêng của chúng, chỉ là chúng thể hiện những cảm xúc đó khó khăn hơn những đứa trẻ khác mà thôi.

Do đó, chúng cần được quan tâm và chia sẻ nhiều hơn. Hãy cố gắng gần gũi với chúng và cho chúng cảm nhận được tình yêu thương từ bạn.

Học hỏi từ con

Nhu cầu và khả năng đặc biệt của những đứa trẻ bị tự kỷ đến từ những tư duy vô cùng khác biệt có thể mở ra cho bạn một cách nhìn thế giới mới.

Một đứa trẻ tự kỷ vẫn là một đứa trẻ và chúng vẫn đang phát triển với những khả năng chưa đoán trước được.

Hãy tin vào những gì đứa trẻ có thể làm. Đừng để một nhận định tiêu cực nào đó làm ảnh hưởng niềm tin của bạn đối với trẻ.

Chăm sóc sức khỏe tinh thần của bản thân

Khi chăm sóc một đứa trẻ bị tự kỷ, người chăm sóc sẽ phải đối mặt với áp lực rất lớn. Do đó, bố mẹ cũng cần phải chăm sóc đến sức khỏe tinh thần của bản thân họ nữa.

Chỉ khi người chăm sóc có tinh thần tích cực và khỏe mạnh thì họ mới có thể giao tiếp với con và chăm sóc tốt cho con được.

Đây có thể là một thử thách lớn đối với những người làm cha mẹ, nhưng dù là đứa trẻ nào đi chăng nữa thì việc nuôi dạy bởi những điều tích cực và hạnh phúc thì vẫn sẽ trở thành một đứa trẻ thông minh, tích cực và hạnh phúc nhất trên đời.

Dù con không đến với bạn bằng cách trọn vẹn nhất, nhưng bố mẹ hãy yêu thương và quan tâm đến con bằng cách trọn vẹn nhất nhé.

6 thoughts on “Cách giao tiếp với trẻ tự kỷ

  1. Cell phone detective says:

    I greatly appreciate how your words captures your individual character. It feels like we’re having a meaningful conversation.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *