Khi trẻ chào đời, mặc dù chưa thể nói thành lời nhưng ba mẹ vẫn có thể giao tiếp với trẻ sơ sinh bằng nhiều cách khác nhau. Mỗi đứa trẻ khi sinh ra sẽ dần phát triển kỹ năng ngôn ngữ theo những tốc độ riêng thông qua các hoạt động cơ thể. Lúc này, ba mẹ nên giao tiếp với trẻ nhiều hơn để thấu hiểu những ngôn ngữ mà trẻ sơ sinh sử dụng.

1. Cách trẻ sơ sinh giao tiếp

giao tiếp với trẻ sơ sinh

Vào thời gian đầu khi mới sinh, bé ngủ rất nhiều và phương thức chủ yếu để trẻ giao tiếp với bố mẹ là khóc. Khóc nhằm thông báo rằng: con đang khó chịu, con đói, con mệt, con muốn ngủ hay đơn giản là con muốn được âu yếm, vỗ về.

Hiểu được ngôn ngữ “khóc” của bé sẽ giúp bố mẹ vô cùng thành thơi khi chăm sóc

Ngoài ra, những đứa trẻ không chỉ muốn truyền thông tin đi mà chúng cũng muốn được nhận thông tin từ bố mẹ.

Trẻ sơ sinh có xu hướng tập trung nhiều hơn khi có người nói chuyện, đồng thời ánh mắt trở nên lấp lánh, miệng mấp máy như muốn trả lời lại, cười hoặc làm một số động tác đơn giản như đạp chân, ngậm tay…đây là một trạng thái vô cùng thích thú và phấn khích.

Chính vì thế có thể nói một điều là con rất thích giao tiếp với bố mẹ nên dành nhiều thời gian để trò chuyện và chơi với con nhiều hơn nhé.

2. Cách nói chuyện với con giúp phát triển khả năng ngôn ngữ

Ngay từ khi trẻ mới sinh ra, ba mẹ nên dành nhiều thời gian hơn để trò chuyện và giao tiếp với trẻ. Tiếng nói quen thuộc, yêu thương của ba mẹ sẽ giúp trẻ cảm thấy yên tâm, làm quen nhanh với môi trường xung quanh và phát triển trí tuệ tốt hơn.

Một vài bí quyết nhỏ dưới đây sẽ giúp ba mẹ giao tiếp với con, từ đó phát triển khả năng ngôn ngữ của chúng.

Bế và nhìn thẳng vào mắt trẻ

Trẻ sơ sinh là một mầm non hết sức nhạy cảm và dễ khóc nhè nếu chúng cảm thấy không được vỗ về và chăm sóc. Trẻ rất thích được bế vào lòng và nâng niu trên tay, vì đó là lúc chúng cảm nhận được sự che chở và an toàn nhất.

Nếu có thể, ba mẹ hãy cố gắng bế đứa trẻ của mình càng nhiều càng tốt, hoặc vừa bế vừa hát ru và kể chuyện cho trẻ nghe. Hơn cả một hành động nâng niu và cưng chiều, đây là cách để sợi dây yêu thương giữa bạn và trẻ được thu hẹp nhất đấy!

Ngoài ra, khi bế trẻ, ba mẹ phải luôn giữ một khoảng cách nhất định và luôn nhìn thẳng vào mắt của con.

Va chạm với trẻ càng nhiều càng tốt

Trẻ sơ sinh dù chưa biết nói nhưng chúng có thể cảm nhận được các âm thanh xung quanh. Do đó, trẻ rất thích được nghe mẹ hát ru trong khi bế, được vỗ vào lưng và được đu đưa trên tay mẹ.

Đôi lúc, mẹ có thể dùng các ngón tay cù vào bụng, vào lòng bàn tay hay bàn chân của trẻ thật nhẹ nhàng rồi cùng cười đùa với trẻ. Hãy va chạm với trẻ càng nhiều càng tốt.

Bởi đây là một trong những cách hiệu quả giúp kích thích khả năng ngôn ngữ của trẻ cũng như chức năng của các giác quan. 

Luôn đáp lại các “thông điệp” của trẻ

Đến 2 tháng tuổi, ngôn ngữ của trẻ đã có những bước phát triển vượt bậc, ba mẹ nên giao tiếp với trẻ sơ sinh càng nhiều càng tốt, nhất là luôn đáp lại những tiếng ê, a, ọ, ẹ của trẻ bằng cách lặp lại những âm thanh mà trẻ phát ra.

Trẻ sẽ nằm và chăm chú nhìn vào miệng của ba mẹ để bắt chước. Sự đón nhận và hưởng ứng của ba mẹ với các “thông điệp” mà trẻ đưa ra sẽ khích lệ trẻ rất nhiều, khiến trẻ có nhu cầu giao tiếp nhiều hơn và phát triển ngôn ngữ nhanh hơn.

Cho trẻ chơi đồ chơi

phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ sơ sinh

Việc gắn liền giữa đồ chơi và trẻ sơ sinh có lẽ không còn quá xa lạ nữa đúng không? Từ lâu, đồ chơi đã đóng vai trò như một trợ thủ đắc lực giúp ba mẹ rất nhiều trong việc dỗ dành và an ủi trẻ.

Những loại đồ chơi phù hợp với trẻ trong giai đoạn này có thể là các món đồ lúc lắc, đung đưa hay đồ chơi có màu sắc hơi lòe loẹt một xíu (đỏ, cam, vàng,..). Đối với trẻ sơ sinh, sự tương tác với những món đồ chơi có thể giúp chúng tư duy và phát triển giao tiếp tốt hơn.

Ngoài ra, những vận động bàn tay thông qua các đồ chơi như lục lạc hay đồng hồ lắc sẽ giúp trẻ nhận biết được các cảm quan xúc giác hiệu quả hơn

Trò chuyện thường xuyên với trẻ mang lại rất nhiều lợi ích đối với sự phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp của trẻ. Ba mẹ nên trò chuyện với trẻ càng sớm càng tốt. Và đừng quên áp dụng những cách giao tiếp với trẻ sơ sinh trên đây để cuộc trò chuyện trở nên hấp dẫn và lôi cuốn hơn nhé.

Xem thêm: Sự phát triển kỹ năng của trẻ sơ sinh

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *