Đối với những người vừa làm cha mẹ, “cách dạy trẻ sơ sinh tự lập” sẽ là cụm từ khóa cần thiết để giảm bớt sự mệt mỏi khi chăm trẻ. Vậy việc dạy trẻ sơ sinh hình thành tính tự lập nên được thực hiện như thế nào, và nó mang lại ý nghĩa, lợi ích gì? Nếu bạn cũng đang có những thắc mắc tương tự, tất cả những gì bạn cần chính là bài chia sẻ này của chúng tôi. Hãy cùng theo dõi để tìm ra đáp án ngay dưới đây nhé!

1. Tập cho con tự ngủ, không lẫn lộn ngày đêm

Thông thường, một đứa trẻ sơ sinh có thể dành từ 17 đến 18 tiếng để ngủ, tuy nhiên, trẻ sơ sinh thường chủ yếu sẽ ngủ vào ban ngày, cũng vì vậy mà khi bé thức vào ban đêm, các mẹ thường khá khó khăn trong việc chăm bé, dỗ bé ngủ cũng như nghỉ ngơi cho chính bản thân mình.

Nguyên nhân giải thích cho hiện tượng ngủ ngày của trẻ sơ sinh chính là do bé còn quá nhỏ, chưa thể phân biệt được múi giờ sinh hoạt cũng như thời gian sáng, tối để đi ngủ đúng lúc. Đối với vấn đề này, mẹ có thể dần điều chỉnh tình hình bằng hai phương pháp hiệu quả sau đây:

Điều chỉnh ánh sáng

Đầu tiên, hãy cân nhắc và điều chỉnh ánh sáng trong phòng tùy thời điểm. Theo nghiên cứu khoa học, trẻ nhỏ rất nhạy cảm với ánh sáng, đặc biệt là ánh sáng tự nhiên, đó cũng là một trong những yếu tố có liên quan mật thiết đến quá trình ngủ ngày, ngủ đêm của trẻ.

  • Vào buổi sáng, mẹ nên tăng lượng ánh sáng lên ở mức vừa đủ để bé thích nghi dần với ánh sáng thời điểm đó, đồng thời, mẹ không nên đóng kín rèm hoặc để căn phòng quá tối khi trời còn sáng.
  • Ngược lại, vào buổi tối, mẹ cần giảm thiểu tối đa ánh sáng có thể đi vào phòng trong lúc ngủ.

Phương pháp này đã được chứng minh có hiệu quả rõ rệt chỉ sau vài tuần thực hiện. Bằng cách dạy trẻ sơ sinh tự lập trong việc ngủ với phương pháp này, bé sẽ dần thích ứng với các múi giờ, thời điểm có ánh sáng để thức và ngủ khi trời đã tối. 

Giảm thiểu thời gian ngủ ngày của trẻ

Phương pháp thứ hai mà bạn nên thử chính là giảm thiểu thời gian ngủ ngày của trẻ. Để trẻ có thể ngủ sâu giấc vào ban đêm, ban ngày trẻ cần phải thức trong một khoảng thời gian phù hợp để điều chỉnh giấc ngủ chậm rãi nhưng hiệu quả.

– Lên lịch thời gian sinh hoạt cho con

Để làm được điều này, mẹ cần sắp xếp thời gian ban ngày để chơi đùa, nói chuyện với trẻ thay vì giữ im lặng khiến bé dễ buồn ngủ. Cách này không chỉ được sử dụng để điều chỉnh thời gian ngủ của trẻ, mà nó còn có lợi trong việc giúp não bộ của trẻ phát triển nhanh chóng hơn và khuyến khích trẻ gần gũi hơn với mẹ.

Tuy không nên cho trẻ ngủ li bì vào ban ngày, nhưng mẹ cũng không nên cố gắng đánh thức trẻ đột ngột khi trẻ đang say giấc vì có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh của trẻ.

Để trẻ ngủ ngon và sâu hơn vào ban đêm, mẹ nên tránh hoạt động quá nhiều trong tầm mắt của trẻ, đồng thời cũng không nên tạo ra nhiều tiếng ồn hay nói chuyện xung quanh trẻ.

– Giảm thiểu tiếng ồn ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ

Thay vào đó, hãy giảm thiểu tối đa tiếng ồn và sự di chuyển trong phòng để tránh gây ra sự mất tập trung cho trẻ.

Khi ru trẻ ngủ, mẹ nên sử dụng tông giọng nhẹ nhàng, nhỏ nhẹ để não bộ của trẻ được thư giãn và dễ dàng chìm vào giấc ngủ một cách nhanh chóng hơn. 

cách dạy trẻ sơ sinh tự lập

Trên đây là hai phương pháp tập cho trẻ tự ngủ mà không lẫn lộn ngày đêm, rất hiệu quả với hầu hết trẻ sơ sinh.

Mẹ nên lặp đi lặp lại hai phương pháp này trong vài tuần để nhận thấy những thay đổi rõ ràng nhất, không nên gấp gáp hối thúc trẻ đi ngủ vào ban đêm hay đánh thức trẻ đột ngột vào ban ngày.\

2. Tập cho con chơi tự lập

Mặc dù trẻ sơ sinh phụ thuộc rất nhiều vào sự chăm sóc của cha mẹ, người lớn, nhưng trẻ sơ sinh cũng cần có những khoảng thời gian cho riêng mình.

Cách dạy trẻ sơ sinh tự lập khi chơi cũng cần sự kiên nhẫn như khi dạy trẻ tự ngủ, vì vậy, cha mẹ cần kiên trì để con phát triển tính tự lập một cách hiệu quả nhất mà không cần phải gượng ép.

Để con ở điều kiện thoải mái nhất

Đối với trẻ sơ sinh, khi cơ thể và tinh thần của trẻ đang trong điều kiện thoải mái nhất, trẻ hoàn toàn có thể tự chơi một mình.

Điều này có nghĩa là, nếu mẹ muốn tập cho con chơi tự lập, mẹ cần phải bảo đảm trẻ đã ăn no, được thay bỉm sạch sẽ để tinh thần và cơ thể trẻ được thoải mái, vui vẻ.

Lúc đó, mẹ có thể đặt bé trong nôi để trẻ tự tận hưởng không gian riêng với các món đồ chơi đã được chuẩn bị của mình.

Ở giai đoạn đầu, trẻ thường sẽ chỉ dành một vài phút cho việc tự chơi đùa, tuy nhiên, nếu cha mẹ kiên nhẫn tập cho trẻ thói quen này sau khi ăn no và thay bỉm sạch sẽ, trẻ sẽ cảm thấy hứng thú hơn và dành nhiều thời gian hơn cho quá trình tự chơi của mình. 

Môi trường tự chơi hấp dẫn

Để đảm bảo môi trường cho trẻ tự chơi, bên cạnh việc vệ sinh cơ thể trẻ sạch sẽ và cho trẻ ăn no, cha mẹ cũng cần trang bị nhiều loại đồ chơi với màu sắc khác nhau để thu hút sự chú ý của trẻ, đồng thời có thể bổ sung thêm âm nhạc với giai điệu nhẹ nhàng, vui nhộn để trẻ phát triển các giác quan toàn diện hơn.

Theo nhiều nghiên cứu và khảo sát, việc lặp đi lặp lại phương pháp tập cho trẻ sơ sinh tự chơi có thể giúp tăng thời gian chơi tự lập của trẻ lên đến 1 tiếng.

Điều này sẽ rất có ích cho sự phát triển của trẻ, hơn thế nữa, khoảng thời gian này cũng sẽ giúp mẹ tận dụng để nghỉ ngơi hoặc có không gian cho riêng mình. 

tập cho con chơi tự lập

Thay đổi suy nghĩ của cha mẹ

Tuy nhiên, nhiều người thường sẽ có tâm lý “tội lỗi” khi để trẻ tự chơi một mình, đây có lẽ là một suy nghĩ cần thay đổi.

Cha mẹ cần biết rằng, các cách dạy trẻ sơ sinh tự lập không được sử dụng với mục đích cắt đi “chiếc đuôi nhỏ” của cha mẹ, mà đây là cách để giúp trẻ có không gian riêng của chính mình, từ đó trẻ sẽ tự gia tăng nhận thức đáng kể về những gì mà mình được tiếp xúc, dễ thích nghi hơn với môi trường và cuộc sống xung quanh.

Đây sẽ là lúc cha mẹ cho trẻ cơ hội để tự mình phát triển trí tưởng tượng bay bổng và sử dụng các giác quan của mình để cảm nhận thế giới này một cách trọn vẹn, nhiều màu sắc hơn.

3. Lợi ích khi dạy trẻ tự lập từ sơ sinh

Lợi ích khi dạy trẻ tự lập từ sơ sinh

Như đã đề cập, việc dạy trẻ sơ sinh tự lập sẽ giúp trẻ sở hữu được một khoảng không gian nhỏ cho riêng mình trong ngày, từ đó thúc đẩy trí tưởng tượng của trẻ phát triển theo nhiều khía cạnh khác nhau và cảm nhận môi trường xung quanh rõ ràng hơn bằng chính các giác quan của mình.

Nhưng không chỉ có vậy, việc tập cho trẻ sơ sinh tự ngủ, tự chơi từ sớm còn mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển sau này của trẻ. Nếu được tự lập từ giai đoạn sơ sinh, trẻ nhỏ sẽ có xu hướng trở nên tự tin hơn trong quá trình trưởng thành bởi những trải nghiệm mà chính bản thân mình có được.

Ngoài ra, tính tự lập được hình thành từ giai đoạn sơ sinh sẽ giúp trẻ trở nên quyết đoán, tự chủ hơn trong các quyết định, suy nghĩ của mình, đồng thời cũng thúc đẩy trẻ thích nghi nhanh chóng khi phải tiếp xúc với môi trường mới.

Đồng thời còn giúp mẹ có nhiều thời gian chăm sóc cho bản phân, gia đình và làm thêm nhiều thứ mẹ muốn làm mà không còn dồn mọi sức lực vào chăm sóc con. Con càng tự lập mẹ càng khỏe.

Hãy tham khảo những cách dạy trẻ sơ sinh tự lập trên đây, chắc chắn chúng sẽ giúp bạn đỡ mệt nhọc hơn hẳn khi chăm trẻ. 

Tham khảo: Tự lập là gì? Những phương pháp dạy trẻ tính tự lập

4 thoughts on “Cách dạy trẻ sơ sinh tự lập làm giảm áp lực cho mẹ

  1. נערות ליווי - israel lady says:

    Greetings! Very helpful advice within this article! It is the little changes that will make the most significant changes. Thanks a lot for sharing!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *