Đối với trẻ mầm non, khả năng giao tiếp giữa chúng với mọi người xung quanh còn nhiều hạn chế. Đồng thời, đây cũng là độ tuổi thích bắt chước và học hỏi từ những người xung quanh. Để có thể hiểu trẻ và giúp trẻ giao tiếp tốt hơn, dưới đây là một số nguyên tắc trong giao tiếp với trẻ mầm non mà phụ huynh và nhà trường cần biết khi giao tiếp với trẻ.

1. Sử dụng ngôn ngữ phù hợp với trẻ

nguyên tắc trong giao tiếp với trẻ mầm non

Bố mẹ, giáo viên hay người chăm sóc trẻ mầm non được khuyến khích là khi giao tiếp với trẻ nên sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh, câu chuyện, âm nhạc cũng như sự hài hước phù hợp.

Muốn giao tiếp hiệu quả với trẻ đòi hỏi phải có phong cách và hành vi phù hợp với lứa tuổi của trẻ mới có thể duy trì được sự thú vị của cuộc đối thoại.

Người lớn tốt nhất nên tìm hiểu về cách giao tiếp của trẻ, sở thích của chúng để điều chỉnh ngôn ngữ khi giao tiếp với trẻ, cũng như tránh sử dụng những từ ngữ không phù hợp với lứa tuổi trẻ nhỏ.

2. Thái độ tích cực và thân thiện

nguyên tắc giao tiếp là sử dụng thái độ tích cực và thân thiện

Thật ra, trong một cuộc giao tiếp, thái độ là yếu tố được đánh giá cao nhất. Đối với những đứa trẻ mầm non, người lớn đừng nên quá căng thẳng hay đặt nặng các lỗi sai trong giao tiếp của chúng.

Một đứa trẻ nếu thường xuyên cảm thấy bị mắc lỗi, bị đánh giá và chỉ trích thì có thể khi lớn lên, chúng sẽ trở thành một người có quan niệm tiêu cực về bản thân.

Hãy giao tiếp với một thái độ tích cực và thân thiện nhất để trẻ mạnh dạn và thoải mái khi phản hồi. 

3. Khuyến khích và tập trung vào điểm mạnh của trẻ

nguyên tắc khuyến khích và tập trung vào điểm mạnh của trẻ

Nguyên tắc này nhấn mạnh vào việc khắc họa và nuôi dưỡng những điểm mạnh cũng như tiềm năng ở mỗi đứa trẻ hơn là tập trung vào những gì chúng còn thiếu sót.

Phụ huynh hoặc giáo viên có thể sử dụng các từ ngữ, hình ảnh hoặc mô hình để xây dựng sự tự tin cũng như khuyến khích khám phá năng lực vốn có của chúng.

Thay vì chỉ cho trẻ em tham gia vào hành vi nguy hiểm và gánh chịu hậu quả (ví dụ: đốt diêm và bị bỏng), hãy chỉ cho trẻ thấy hành động tích cực có thể ngăn chặn tác hại như thế nào (ví dụ: nhìn thấy một hộp diêm, xem xét nên bỏ đi hay nói với người lớn).

4. Chia sẻ những điều nhỏ nhặt

Để giao tiếp hiệu quả với trẻ mầm non, bố mẹ hoặc người lớn hãy kiên nhẫn và chủ động tâm sự với trẻ từ những điều nhỏ nhặt nhất như chuyện vui buồn xảy ra trong một ngày hay bất cứ chuyện gì làm thay đổi tâm trạng của trẻ.

nguyên tắc trong giao tiếp với trẻ mầm non chia sẻ những điều nhỏ nhặt

Đặt ra những câu hỏi mở

Bố mẹ cũng có thể đặt ra những câu hỏi mở để khuyến khích trẻ học cách chia sẻ, ví dụ như hôm nay con đi học có vui không? Hôm nay con ăn những món gì? Hãy tạo thói quen chia sẻ với trẻ như hai người bạn nói chuyện với nhau.

Không ép bé kể

Không nên tạo áp lực bắt trẻ phải kể chuyện của trẻ cho bố mẹ nghe, như vậy sẽ tạo cho trẻ cảm giác rất phiền. Đồng thời, khiến bé cảm giác áp lực khi nói chuyện với bạn giống như là đang “trả bài”.

Thay vào đó sử dụng những từ ngữ tự nhiên, cởi mở như một người bạn khi nói chuyện với con.

Dành thời gian với con

Người lớn cũng có thể chia sẻ việc nhà với trẻ như sắp xếp quần áo, quét nhà, nhặt rau,… Trong lúc làm, hãy cố gắng trò chuyện, hoặc hướng dẫn trẻ thực hiện.

Lúc rảnh rỗi, bố mẹ có thể cùng trẻ chơi những trò chơi như xây dựng tòa tháp, búp bê hay trò chơi theo lượt,…. Đó là một cách làm bạn với trẻ cũng như để giao tiếp và thấu hiểu những tâm tư, tình cảm của chúng.

Bên cạnh đó, phụ huynh cũng nên chia sẻ thời gian và tạo ra những kỷ niệm đẹp cùng trẻ. Đối với những đứa trẻ sẽ là nỗi ám ảnh và khó mở lòng khi trẻ chứng kiến cảnh bố mẹ cãi nhau. Lúc đó, trẻ có thể sẽ càng xa lánh bố mẹ hơn.

Thay vì đó, bố mẹ hãy dành những ngày nghỉ để cùng nhau đưa trẻ đi chơi, gắn kết tình cảm giữa bố mẹ và trẻ. Từ đó, việc giao tiếp với trẻ cũng sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn.

Hy vọng bố mẹ có thêm nhiều thông tin hữu ích để giao tiếp hiệu quả với trẻ thông qua Với các nguyên tắc trong giao tiếp với trẻ mầm non trên đây. Bố mẹ hãy kiên nhẫn để thấu hiểu và xây dựng nền tảng vững chắc cho tương lai của trẻ nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *