Kỹ năng tự phục vụ cho trẻ khuyết tật là một trong các vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm nhất đến từ những bậc phụ huynh mà có con bị khuyết tật. Hãy cùng với bài viết bên dưới đây tìm hiểu về những cách để có thể rèn luyện được kỹ năng tự phục vụ cho trẻ em khuyết tật nhé.
Làm mẫu cho trẻ
Đối với các bé bị khuyết tật thì khả năng tự mình phục vụ được đánh giá khá thấp. Bởi các bé đôi lúc không thể nào làm chủ được những hành vi cũng như suy nghĩ của mình.
Điều đầu tiên và cần thiết nhất để bạn có thể giúp cho các bé hồi phục được các kỹ năng tự phục vụ cho bản thân đó chính là tự mình làm mẫu cho bé.
Điều này đơn giản là bạn sử dụng những ngôn ngữ cơ thể để có thể diễn tả được các hành động thường ngày cho trẻ. Lặp đi lặp lại nhiều lần để trẻ có thể ghi nhớ và thực hiện theo.
Một ví dụ cụ thể như sau: Nếu muốn bày tỏ lòng biết ơn đối với người khác, chúng ta hãy thực hiện động tác khoanh tay lại để trước ngực và cúi đầu trước họ. Giải thích với bé rằng đây là một hành động thể hiện sự tôn kính, tôn trọng đối với người đối diện. Lặp lại hành động này nhiều lần để làm mẫu cho trẻ mỗi khi trẻ được nhận bánh, nhận quà từ người lạ sẽ hình thành được thói quen tốt cho trẻ. Từ đó giúp trẻ thể hiện được sự tôn trọng của mình dành đến cho mọi người xung quanh.
Chia nhỏ các bước thực hiện
Kỹ năng tự phục vụ cho trẻ khuyết tật là một trong những việc làm vô cùng khó khăn và cần tốn rất nhiều thời gian.
Đặc biệt đối với các bé bị khuyết tật về trí tuệ thì khả năng để hiểu biết vấn đề rất chậm. Chúng ta cần phải có nhiều thời gian hơn để có thể giúp bé hiểu cũng như là hợp tác với những hành động mà chúng ta đang muốn truyền tải.
Nếu được thì có thể chia nhỏ các bước hành động ra để trẻ có thể dễ nắm bắt và thực hiện theo. Từ những bước cơ bản nhất cho đến những bước quan trọng tiếp theo trong quá trình hình thành được kỹ năng tự phục vụ cho trẻ.
Một ví dụ được đưa ra như sau: Vệ sinh cá nhân là một trong những việc tự phục vụ bản thân căn bản nhất mà mỗi người cần phải biết và làm được. Đối với trẻ bị khuyết tật trí tuệ cũng vậy. Chúng ta cần nên chia nhỏ quá trình vệ sinh cá nhân thành nhiều bước khác nhau để trẻ có thể luyện tập theo. Chẳng hạn như rửa mặt- đánh răng- lau mặt bằng khăn- cất khăn lau mặt tại đúng vị trí.
Luyện tập đều đặn
Luyện tập cũng là một điều cần thiết và quan trọng đối với những trẻ bị khuyết tật trí tuệ trong quá trình rèn luyện các kỹ năng tự phục vụ.
Mỗi một việc làm, mỗi một quá trình cần phải có sự rèn luyện nhiều lần để tạo được các thói quen tốt cho trẻ. Bên cạnh đó là cũng để trẻ hiểu được những hành động mà mình đang làm là đang tự giúp cho bản thân của mình.
Lấy một ví dụ, đối với trẻ bị khuyết tật về trí tuệ, khả năng ghi nhớ khá kém. Vì vậy mà đối với những vấn đề quan trọng thì chúng ta cần nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Cần luyện tập một cách đều đặn để trẻ không bị quên và có thể phục vụ dược trong một số tình huống cụ thể.
Chẳng hạn, để có thể bình tĩnh hơn trong khi giải quyết một vấn đề. Ba mẹ hãy tập cho trẻ thói quen ăn một viên kẹo để điều hoà được cảm xúc.
Nóng giận luôn làm cho tinh thần của những trẻ bị khuyết tật về trí tuệ cảm thấy mệt mỏi và khó chịu. Thậm chí một số trường hợp còn dẫn đến việc nóng giận mất kiểm soát.
Vì vậy, ba mẹ nên dạy cho trẻ cách kiềm chế cơn nóng giận của mình bằng cách ăn một viên kẹo. Vị ngọt sẽ khiến cho tinh thần của con người trở nên bình tĩnh hơn, và đối với các bé bị khuyết tật về trí tuệ cũng vậy. Hãy hình thành thói quen này cho trẻ để dễ kiểm soát được hành động hơn nhé.
Điều chỉnh các bước theo khả năng của trẻ
Tuỳ theo các mức độ tiếp thu của trẻ mà chúng ta sẽ điều chỉnh các bước thực hiện sao cho trẻ có thể thực hiện được và thích nghi quen dần.
Khả năng của các bé khác nhau nên chúng ta cần phải tìm hiểu cho thật kỹ quá trình hình thành và phát triển các thói quen của trẻ, từ đó rèn luyện được kỹ năng tự phục vụ cho trẻ khuyết tật.
Chẳng hạn, để trẻ có thể ghi nhớ được những bước trong quy trình vệ sinh cá nhân thì chúng ta cần nên điều chỉnh các quá trình theo như khả năng của trẻ.
Từ bước rửa mặt cho đến bước đánh răng, lau mặt và treo khăn tại đúng vị trí. Mỗi một bước nhỏ cũng đều cần phải có sự hướng dẫn và điều chỉnh theo mức độ hiểu vấn đề của trẻ.
Dành cho trẻ lời khen và phần thưởng
Đối với trẻ con, nhận được các lời khen và phần thưởng là một điều vô cùng quan trọng, giúp kích thích được sự thích thú đối với trẻ. Chính vì thế mà đừng bao giờ tiết kiệm lời khuyên đối với các con nhé, điều này sẽ khích lệ tinh thần cho các con cực kỳ lớn đấy.
Nếu con hoàn thành được những việc trong quá trình vệ sinh cá nhân và cất khăn ở vị trí đúng thì nên tuyên dương cho bé một tràng pháo tay. Hoặc cũng có thể thưởng cho bé những phần quà đơn giản, chẳng hạn như một viên kẹo hoặc một cái bánh.
Học hỏi từ bạn bè
Một số các bé khuyết tật trí tuệ thường có xu hướng khép kín và không muốn tiếp xúc nhiều với mọi người xung quanh.
Đối với những trường hợp như vậy, có thể để bạn bè của bé được tiếp xúc nhiều hơn với bé. Từ đó học hỏi những thói quen tốt của bạn.
Tất nhiên chúng ta cần có chọn lọc cũng như là học hỏi những điều hay điều tốt từ người khác để trẻ không bị mắc phải các lỗi sai trái.
Bên cạnh đó, khi để các bé tự giác học hỏi từ bạn bè thì có thể phát hiện được những điều thú vị và hay ho để từ đó có thể hình thành cho mình được những thói quen tốt.
Vô cùng kiên nhẫn
Trẻ bị khuyết tật về trí tuệ thì chúng ta, các bậc làm cha làm mẹ cần nên học cách kiên nhẫn hơn với con so với những đứa trẻ bình thường.
Các con hoàn toàn vô tội và không hiểu biết được hết các hành động của mình. Từ đó cần ba mẹ ở bên để chỉ dạy và dìu dắt.
Đặc biệt là các kỹ năng tự phục vụ cho trẻ bị khuyết tật cực kỳ là khó khăn. Hãy kiên nhẫn hơn với con để có thể giúp con hoàn thành được những việc cá nhân của mình một cách tốt hơn.
Đừng để những sự nóng giận của bản thân ảnh hưởng không tốt đến các con, bởi các con không hề ý thức được những việc mà mình làm.
Vậy nên ba mẹ hãy bình tĩnh và kiên nhẫn để đồng hành cùng với con trong những bước đường của cuộc đời đầy chông gai này nhé.
Trẻ em bị khuyết tật về trí tuệ, căn bản đã là một thiệt thòi lớn đối với các con. Vậy nên ba mẹ cùng những người xung quanh hãy cố gắng đối xử nhẹ nhàng với các con nhé.
Từ đó các con có thể phát triển một cách toàn diện hơn và ổn định hơn. Mong rằng qua bài viết trên, bạn có thể hiểu thêm về các cách rèn luyện được kỹ năng tự phục vụ cho trẻ bị khuyết tật, và từ đó nuôi dạy các con được tốt hơn nhé.
Bài viết tham khảo:
- Dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ bản thân ngay từ khi còn nhỏ
- Tầm quan trọng kỹ năng tự phục vụ cho trẻ tự kỷ
I absolutely love your website.. Excellent colors & theme. Did you create this web site yourself? Please reply back as I’m attempting to create my own personal blog and would love to know where you got this from or what the theme is named. Cheers!
Thank you for your comment. I hope this information is useful to you