Các trò chơi phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ không những mang lại những giờ phút vui chơi thú vị, mà còn giúp trẻ phát triển khả năng giao tiếp của mình, trau dồi thêm kiến thức và tạo tiền đề để kích hoạt trẻ tư duy, quan sát, ghi nhớ,… Chính vì vậy, đừng bỏ qua 7 trò chơi phát triển kỹ năng giao tiếp hiệu quả nhất cho trẻ ngay sau đây nhé!

1. Điện thoại

trò chơi điện thoại phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ

Đây là trò chơi phổ biến với trẻ em ở mọi lứa tuổi.

  • Mọi người ngồi thành vòng tròn, đủ gần để dễ dàng nói nhỏ vào tai nhau.
  • Bắt đầu, đứa trẻ đầu tiên sẽ thì thầm một câu vào tai người chơi ngồi bên phải, người vừa nghe lại thì thầm vào tai người bên phải của mình.
  • Và cứ tiếp tục như vậy đến người cuối cùng.

Người chơi cuối cùng sẽ tiết lộ câu nói thành tiếng. Nếu tin nhắn gốc và tin nhắn cuối cùng nhận được giống nhau thì sẽ thành công! Trò chơi này sẽ rèn luyện cho trẻ cách lắng nghe tốt hơn và truyền thông tin đến những người khác.

2. Chỉ đường

Các hoạt động giao tiếp phi ngôn ngữ có thể bao gồm trong trò chơi phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ đơn giản này. Yêu cầu trẻ viết ra các chỉ dẫn đường đi đến một cửa hàng hoặc công viên yêu thích gần nhà.

Sau đó, theo những chỉ dẫn đã viết để đi đến địa điểm. Trên đường đi, hãy giúp chúng hiểu cách viết ra lời chỉ dẫn tốt hơn hoặc những điều chúng có thể đề cập để giao tiếp hiệu quả hơn.

3. Kể chuyện bằng tranh

kể chuyện bằng tranh trò chơi phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ

Kể chuyện bằng tranh có thể là một hoạt động thú vị vì trẻ em thích kể chuyện. Bạn có thể đưa cho trẻ một bức tranh và nhờ chúng mô tả những thứ mà chúng cảm nhận được trong bức tranh đó, như phong cảnh, con người, màu sắc và các chi tiết khác.

4. Trò chơi cảm xúc

Trò chơi thú vị này có thể giúp trẻ hiểu được các biểu hiện, tín hiệu và tư thế cơ thể khác nhau khi giao tiếp. Đây là những tín hiệu giao tiếp phi ngôn ngữ bổ sung cho việc giao tiếp bằng lời nói.

Phát một vài hình ảnh cho trẻ, mỗi hình ảnh mô tả một cảm xúc khác nhau chẳng hạn như tức giận, buồn bã, chán nản, mệt mỏi hoặc hạnh phúc và để trẻ diễn tả những cảm xúc đó. 

5. 20 Câu hỏi

trò chơi phát triển kỹ năng giao tiếp đặt câu hỏi

20 câu hỏi là một trò chơi phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ và cho phép trẻ tư duy, đặt ra câu hỏi trực tiếp. Yêu cầu bọn trẻ đứng thành một vòng tròn, một đứa trẻ đứng ở vị trí trung tâm.

Đứa trẻ đó phải nghĩ đến một địa điểm hoặc một nhân vật nổi tiếng nào đó.

Những đứa trẻ khác phải xác định điều đó bằng cách đặt một bộ 20 câu hỏi. Đứa trẻ ở giữa chỉ có thể trả lời có hoặc không. Trong trường hợp nhóm không đoán được, đứa trẻ ở giữa sẽ là người chiến thắng!

6. Xác định đối tượng

Bịt mắt một đứa trẻ, trong khi đó, những đứa trẻ khác chọn một đồ vật để mô tả cho đứa bị bịt mắt nhận biết.

Mỗi người chơi có một lượt mô tả về đối tượng đã chọn. Đứa trẻ bị bịt mắt có thể hỏi thêm các câu hỏi khác để nhận dạng.

7. Nhập vai

Đây là một cách tuyệt vời để mở rộng quan điểm và sự đồng cảm. Nhập vai vào các nhân vật khác nhau giúp trẻ rèn luyện tư duy động não.

Ví dụ, việc chỉ định trẻ làm cha mẹ hoặc giáo viên cho phép bọn trẻ thỏa thích sáng tạo trong việc suy nghĩ những từ mà người lớn sẽ sử dụng và cảm giác khi ở trong một tình huống khác với quan điểm của chúng.

8. Có gì trong hộp?

trò chơi có gì trong hộp

“Có gì trong hộp?” là một trò chơi thử thách cảm giác hấp dẫn, trong đó bạn yêu cầu trẻ thò tay vào hộp để xem chúng có thể xác định được những thứ ở bên trong hay không.

Điểm mấu chốt là trẻ sẽ phải tự tưởng tượng những vật thể thực sự là gì thông qua cảm nhận bằng tay, không được nhìn thấy. Đó là những hoạt động tạo cơ hội cho trẻ thỏa sức sáng tạo với những suy nghĩ của mình.

Kỹ năng giao tiếp ở trẻ cần phải được giáo dục và uốn nắn từ nhỏ vì nó sẽ dễ trở thành thói quen cho bé. Nếu ngay từ nhỏ trẻ được rèn luyện thông qua những trò chơi phát triển kỹ năng giao tiếp thì khi lớn lên những kỹ năng này đã đi sâu và trở thành bản năng của chúng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *